1. Biết sáng tạo, biết dừng lại
Viết
văn thơ là sáng tạo nghệ thuật. Đọc câu này, bạn sẽ nghĩ tôi đang nói huề vốn,
bởi ai cũng biết điều đó, nó tất nhiên là phải thế, vậy thì phát biểu câu đó
làm gì? Thiệt ra tôi nói câu nầy bởi vì, mặc dù ai cũng hiểu điều đó, nhưng
không phải ai khi đặt bút viết cũng đều đang sáng tạo nghệ thuật. Có những thứ,
viết chỉ là viết, nhưng không phải là sáng tạo nghệ thuật. Sáng tạo, tất nhiên bạn không giẫm lên lối mòn cũ kỹ mà
người đi trước đã giẫm nát bèn bẹt, và đồng thời cũng không lặp lại chính mình.
Bạn phải mới, nếu không mới thì không sáng tạo, mà là “tối tạo”. Làm mới, ban
đầu cũng đừng quá quan trọng thành quả, nói thẳng ra là nếu có dở cũng chớ vội
buồn. Vì khi bạn chịu làm mới, thì ít ra bạn cũng đã sáng tạo, đã đáng khích lệ
rồi.
Nhưng,
quá chăm chăm vào việc làm mới trang viết của mình, bạn lại dễ sa vào việc chú
trọng kỹ thuật, bóng bẩy, lạ lẫm, này nọ… Điều đó khiến bạn dễ sa vào công việc
lắp ghép chữ, thiếu hẳn cảm xúc. Bạn dùng từ, đặt câu rất mới, nhưng người ta
chỉ đọc một lần rồi buông xuống, thậm chí không đọc hết cả tác phẩm nổi, vì bạn
không gây được cảm hứng nơi người đọc, họ chỉ thấy cái thứ đang đọc là một mớ
chữ nghĩa được nhào nặn khô khan. Mới cỡ nào, độc cỡ nào, mà không nối nhịp
được với tâm hồn người đọc, thì viết cho ai? Vậy
nên, nói dễ mà không phải dễ. Tất nhiên, tôi cũng không hoàn toàn làm được.
Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi không có quyền nói. Nói là để chia sẻ cùng
nhau, nói là cách tự nhắc nhở mình.
Nếu
không làm được, cứ nghỉ. Chẳng ai đuổi việc bạn, bạn có quyền nghỉ giờ nào mình
thích, và sau đó “nhảy vô” bất cứ lúc nào mình muốn. Không phải nghỉ dăm ba
bữa, có khi phải hàng tháng, hàng năm, thậm chí chục năm, không sao cả. Đối với
một thứ mình chưa làm được, thay vì cứ cắm đầu vào đó để tạo những sản phẩm không
vừa ý, thì nên dành thời gian đó để làm những thứ khác, biết đâu sẽ gặt hái
được thành công ngoài mong đợi. Nhà hết gạo, mẹ đang đi chợ mua gạo, thay vì bỏ
phí thời gian ngồi đợi gạo cũng chẳng được gì, hãy dùng thời gian đó để luộc
rau, vậy đó! Làm được thì bắt tay vào làm, không
được thì học và có quyền thử nghiệm. Nhưng nên nhớ, đừng xem “sản phẩm thử” là
“sản phẩm thiệt”. Không có gì phải gấp!
2. Riêng tôi: cho một sự tách mình
Đã
lâu, tôi muốn và cố gắng thực hiện: tách mình khỏi đời sống văn chương. Điều đó
không có nghĩa là dừng viết. Vẫn viết, nhưng một mình viết, lặng thầm như công
việc của riêng mình. Không tham gia vào những thị phi. Từ
những ngày mới viết, tôi đã không thích chen lấn vào không gian xô bồ của đời
sống văn học. Không hội hè, không giao lưu, không họp mặt. Kể cả xã giao, làm
quen, tất tần tật cũng không. Đôi khi có thiệp mời, chẳng đặng đừng, phải có
mặt chốc lát. Càng lớn, càng lâu năm với nghề, ý muốn tách mình càng mãnh liệt. Đến
nỗi, nói, tôi cũng không.
Như
vụ cô giáo Lam, vụ thơ nửa tỷ… mặc họ, nói làm gì. Bạn Facebook trong giới sáng
tác đông, nhưng tôi lại rất chán đọc những bàn luận như những vụ đó. Bởi trong
số đó, có những status sâu sắc, nhưng xin lỗi, cũng đầy những status sặc mùi
thể hiện. Thậm chí, chửi cả những cây bút gấp đôi tuổi đời của mình. Nếu họ
sai, có trăm ngàn cách để nói, tại sao ta phải dùng phong cách của hàng tôm cá? Tôi
chỉ là một người làm việc sáng tác, cắm đầu vào trang viết. Làm được cái gì,
hưởng thành quả cái đó, vậy thôi. Quan tâm chăng là vài giải thưởng lớn trong
năm, tìm sách đọc. Còn bao nhiễu nhương ngoài kia, xin được đứng ngoài cuộc. Xin
làm người vô sự - nghe, thấy, biết, và im lặng mỉm cười cho qua.
VĨNH
THÔNG
Với bài viết này, ở mặt nào đó Vy đồng ý với VT, nhưng Vy không đồng ý về cách tác giả này nhìn nhận việc làm mới trang viết. Đâu phải cứ làm mới trang viết, dùng hình ảnh bóng bẩy, lạ lẫm là làm cho văn thơ tách rời cuộc sống đâu! Nếu những hình ảnh, ngôn từ lạ lẫm đó là chất liệu được lấy từ cuộc sống, như với Vy là trong nông nghiệp chẳng hạn, lại là điều đáng hoan nghênh. Không phải tp văn thơ nào được viết ra là đều phải chạm đến muôn nẻo đời sống. Cuộc sống rất phức tạp vì nhiều hoàn cảnh, nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Nên thực ra, những đổi mới trong sáng tác đều dựa vào những phức tạp ấy. Hơn nữa, ta không cần tham vọng tp của ta sẽ chạm đến muôn mặt đời sống, mà chỉ cần nó cải thiện một mặt nào đó để cuộc sống tốt đẹp hơn,là đủ. Vì viết văn đâu phải chỉ một cá nhân thực hiện, đó là công việc nhiều người đang thực hiện. và nếu một ông nông dân nghèo khổ cần được đồng cảm, thì một ông kĩ sư cũng cần được phơi bày nỗi niềm để từ đó hướng đếnh những mục tiêu cao cả cho cuộc sống. Phải không? (Nguyễn Khánh Tuyết Vy)
ReplyDeleteVới bài viết này, ở mặt nào đó Vy đồng ý với VT, nhưng Vy không đồng ý về cách tác giả này nhìn nhận việc làm mới trang viết. Đâu phải cứ làm mới trang viết, dùng hình ảnh bóng bẩy, lạ lẫm là làm cho văn thơ tách rời cuộc sống đâu! Nếu những hình ảnh, ngôn từ lạ lẫm đó là chất liệu được lấy từ cuộc sống, như với Vy là trong nông nghiệp chẳng hạn, lại là điều đáng hoan nghênh. Không phải tp văn thơ nào được viết ra là đều phải chạm đến muôn nẻo đời sống. Cuộc sống rất phức tạp vì nhiều hoàn cảnh, nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Nên thực ra, những đổi mới trong sáng tác đều dựa vào những phức tạp ấy. Hơn nữa, ta không cần tham vọng tp của ta sẽ chạm đến muôn mặt đời sống, mà chỉ cần nó cải thiện một mặt nào đó để cuộc sống tốt đẹp hơn,là đủ. Vì viết văn đâu phải chỉ một cá nhân thực hiện, đó là công việc nhiều người đang thực hiện. và nếu một ông nông dân nghèo khổ cần được đồng cảm, thì một ông kĩ sư cũng cần được phơi bày nỗi niềm để từ đó hướng đếnh những mục tiêu cao cả cho cuộc sống. Phải không? (Nguyễn Khánh Tuyết Vy)
ReplyDelete