Chúng
ta hãy khép lại những gì thuộc về quá khứ và cùng nhau hướng đến tương lai. Tôi
muốn nói ra điều này vì tình yêu đối với văn chương đã xóa nhòa mọi khoảng
cách. Việc nhà thơ Du Tử Lê một lần nữa từ Mỹ trở về đã thu hút sự quan tâm của
công chúng và những người yêu thơ. Tôi mới biết Du Tử Lê cách đây mấy tháng,
khi tôi bắt đầu lang thang các trang web văn học nghệ thuật trong và ngoài nước.
Thật sự để nói về Du Tử Lê tôi rất thiện cảm khi vào trang nhà của ông, cảm phục
một người thi sĩ đã ngoài 70 nhưng vẫn miệt mài sáng tác, miệt mài viết tiểu luận
phê bình văn học nghệ thuật, miệt mài giới thiệu các tác phẩm mới của bằng hữu
mà chủ yếu là những người viết trong nước.
Khi nghe tin hội nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình “Du Tử Lê
và bằng hữu” vào thời gian chiều ngày 14.08.2016, tôi đã vượt đèo Hải Vân để tham dự sự kiện, để nghe ông nói chuyện
thi ca. Bên dòng sông Hương thơ mộng, những vần thơ, những khúc nhạc ngân vang
như chạm vào lòng người. Vì sao ta yêu
nhau/ Vì sao môi anh nóng/ Vì sao tay anh lạnh/ Vì sao thân anh rung/ Vì sao
chân không vững/ Vì sao, và vì sao!, Khúc Thụy Du đã chảy vào lòng người của
một bản tình ca bất tử, ngọt ngào và say đắm. Trong không gian cafe sách, dòng
sông Hương lững lờ trôi, từng hạt phù sa như lắng lại cảm nhận dấu chân người
thi nhân hơn nửa đời người dấn thân vào thi ca.
 |
Nhà thơ Du Tử Lê trong buổi giao lưu với công chúng tại Huế. (Ảnh: Phan Nam)
|
Trong
“Bài nhân gian thứ nhất” ông viết: Ở chỗ
nhân gian không thể hiểu/ Tôi có người hồ như tấm gương/ Đêm đêm khóc vụng cùng
chăn gối/ Và thấy buồn như Mẹ ở xa... một mảng thơ tình đằm thắm dịu dàng của
một người am tường về chữ nghĩa đã khiến hồn tôi, một người trẻ hôm nay không
khỏi xao động. Du Tử Lê mạnh về thơ tình và tình thơ của ông đã gắn kết những bằng
hữu trong nước, những người yêu thơ. Tôi nhớ trong buổi giao lưu hôm ấy rất nhiều
các tác giả tên tuổi đã có mặt và lần đầu tiên tôi trông thấy những thần tượng
của mình: nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, Nguyễn Hoàng Anh
Thư, nhà văn Lê Trâm... Tôi là một người trẻ mới toanh đã đến để sống trong thế
giới thi ca, thế giới của cái đẹp và và sự ấm áp. Tôi đã bắt đầu gửi những bài
thơ đầu tay và tôi nhận ra ông đang ầm thầm quan sát, lắng nghe, chấp cánh cho
những vần thơ của người trẻ ở trong nước. Chính điều ấy đã thúc giục tôi viết
tiếp, tiếp tục cày xới trên cánh đồng thi ca của mình.
Buổi
chiều thơ mộng hôm đó thật có quá nhiều điều để nói nhưng vì thời gian hạn hẹp
nên tôi lặng lẽ ra về. “Khi tôi chết hãy
đem tôi ra biển”, những câu thơ cứ dạt dào trong lòng tôi như ước muốn được
gặp nhà thơ Du Tử Lê đã trở thành hiện thực. Vì vội quá nên tôi không kịp chụp
với ông tấm ảnh lưu niệm, tôi tin ông sẽ trở lại vào một ngày gần nhất.
PHAN NAM
Comments[ 0 ]
Post a Comment
Quý vị chỉ cần copy link hình và dán vào ô comment.