BÀI CA SỰ SỐNG - chùm thơ Nguyễn Khánh Tuyết Vy

4:31 PM |
NIỆM KHÚC THU
Hoài niệm mùa thu trên góc phố Nguyễn Trãi – Trần Đình Xu

Tôi chợt nhớ mùa thu năm ấy
Con đường ngợp sắc lá vàng bay
Tôi đứng nhìn dáng người qua phố
Thả cơn mộng bồi hồi dưới hàng cây.

Có một ngôi trường trong tim tôi thuở đó
Một chàng trai vẫn thường ngồi đợi tôi
Câu thơ đỏng đảnh mắt tôi lệ nhỏ
Hồn nhiên bay bổng giờ học Lý vu vơ!

Chiều tím buồn rớt vội giữa thế gian
Sao không đợi tôi gửi hết nhớ vào nắng
Yêu yêu lắm cái mùa thu thiếu nữ
Trong sáng như trăng, dịu dàng, ưu tư.

Phố học trò thênh thang mùa thu cũ
Mà bóng người đâu? Bóng người đâu?

BÀI CA SỰ SỐNG

Chếnh choáng hương của gió
Đắm đuối mật ngọt
Vũ điệu hoan ca
Những con ong
Điên cuồng nhảy múa dưới bầu trời ân ái

Hãy mang màu của nắng
Thắp lửa mặt sông xanh
Hãy mang màu của nắng
Ruộm vàng giòn lá khô

Hãy mang màu của nắng
Thắp con chữ liêu xiêu
Sưởi ấm những tâm hồn cô quạnh
Hãy mang màu của nắng
Thổi bùng lên
Những sự sống tinh khôi

NGUYỄN KHÁNH TUYẾT VY


Xem tiếp…

Giới thiệu tạp chí Non Nước số 226 (tháng 9.2016)

4:00 PM |
Xin trân trọng giới thiệu tạp chí Non Nước phát hành vào tháng 9 mùa thu.

VĂN










THƠ










NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH















Xem tiếp…

CÓ MỘT MÙA XUÂN ĐÃ ĐI XA - thơ Nguyễn Khánh Tuyết Vy

3:49 PM |
Có một mùa xuân đã đi xa
Tôi vươn tay
Níu Đà Lạt ơ thờ ngày ấy
Thác Dambri sủi bọt
Cuộn trào tình say

Một tiếng sét đánh ngang đời tôi
Trong mùa xuân bình lặng ấy
Tôi dâng trái tim non
Lên mùa xuân nhỏ nhẻ
Lời thầm thì cỏ dại
Ta nhìn nhau
Khoảng trời mộng trong mắt
Tôi thẹn thùa
Hạt nắng kéo sợi thương
Anh bối rối
Nói yêu em vào gió

Có một mùa xuân đã đi xa
Anh nơi nào
Giữa phố chiều điên đảo
Tôi chỉ còn biết níu mộng tưởng
Mong manh

Đạt Lạt mộng mơ
Những dòng thác ngàn năm reo mãi
Bát hủ những mối tình huyền thoại
Tiếng sét lại lần nữa
Làm rung lên nhịp đập thổn thức
Giữa tuổi mười ba đến muộn

Có một mùa xuân đã đi xa…


NGUYỄN KHÁNH TUYẾT VY

Xem tiếp…

Giới thiệu tuần báo Văn nghệ TP HCM số 414 (11.08.2016)

3:23 PM |
Tuần báo Văn nghệ TP.HCM số 414 phát hành thứ 5 ngày 11-8-2016 nội dung gồm các phần sau :

1. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC VÀ TÁC PHONG HỒ CHÍ MINH :
NGUYỄN HẢI PHÚ-Bác Hồ với gia đình .

2. THƠ :
NGUYỄN MINH ĐỨC : Trò chuyện với những chú mối -Trong tiếng Từ Quy .
LA MAI THI GIA : Hoa cỏ cũng đòi xanh - Lẽ thường .
PHAN NAM : Dáng mẹ
MAI VĂN HOAN : Mời rượu
PHAN DUY : Ngọn đèn lồng - PHƯƠNG UY : Ly .


3. VĂN :
ĐÀO NGỌC ĐỆ ( Hải Phòng ) : " Tiến Quân Ca " của Văn Cao - hơn 70 năm đồng hành cùng Đất Nước .
VŨ DUY YÊN ( Thái Bình ) : Vũ Ngọc Nhạ - Ông cố vấn của ba đời Tổng thống Nguỵ .
TRẦN HỮU DŨNG : Tàu 43-Đoàn tàu không số : Ký ức hào hùng người lính .
KHÔI VŨ ( Đồng Nai ) : Lướt " Phây " ngày thứ bảy .
THUÝ ANH : Cà phê Sài Gòn .
HUỲNH THỊ THU TRANG ( Tiền Giang ) : Chái bếp của bà .
PHƯƠNG HUYỀN : Mong manh như gió .
TIỂU QUYÊN : Nhớ gió - KYM PHỦ ( Tiền Giang ) : Chim " sắc quit " chưa xa .
VIỆT NGA ( Hải Dương ) : Chiếc mai cua .
VƯƠNG TRUNG HIẾU ( Cần Thơ ) : Sử dụng thành ngữ-tục ngữ Hán Việt - Mục Chữ&Nghĩa .

4. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI :
CHU GIANG : Chiến sĩ-Tiến sĩ và Kẻ sĩ ( Tiếp theo số 413 ) .

5. VĂN HỌC NGHỆ THUẬT NƯỚC NGOÀI :
NGUYỄN CHÍ ĐƯỢC ( Hà Nội ) : Stalin và Khorutsov với con trai mình .
MARTHA BATIZ ( Tây Ban Nha ) : Bảy nàng Maria - VÕ HOÀNG MINH dịch .

6. THỜI SỰ VĂN NGHỆ :
NGUYỄN VƯƠNG : Không có giải A tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực 6 - TP.HCM lân thứ 21 - 2016 .
NHẬT HẢI : Công ty Cổ phần Phát hành sách TP. HCM nhận Huân Chương Lao Động hạng Nhất .
MINH HƯƠNG : Các hiệu sách truyền thống sẽ biến mất trong tương lai ?
CAO NGUYỄN-THU HẰNG : Giao lưu giới thiệu sách " Phép ứng xử dành cho trẻ em "
HỒNG HOA-QUỲNH NGỌC : Phở-Bún chả-Bánh mì của Việt Nam có mặt trong top 100 món ăn nổi tiếng thế giới .
DƯƠNG ĐÔNG : Khai mạc Liên hoan Giọng ca Tài tử Thiếu nhi TP.HCM 2016 .
NGUYỄN DƯƠNG - LÊ VY : Chợ yêu thương-Giúp bạn đến trường .

* KÍNH VĂN NGHỆ :
TẤN PHÚ : Nhạc chế lên ngôi .
*THẦY THUỐC VĂN NGHỆ :
BS.ĐÀO TY TÁCH : Bệnh lậu .

Các bạn ở xa có nhu cầu đọc báo Văn nghệ TP.HCM xin mời đăng ký mua qua đường Bưu Điện , hoặc vào web : tuanbaovannghetphcm.vn
Thư từ,bài vở cộng tác xin gửi về toà soạn theo địa chỉ : tuanbaovannghe@yahoo.com.




Xem tiếp…

PHÂY DU KÝ - Bút ký của Lang Trương (Đà Nẵng)

3:57 PM |

Mỹ Tho tìm bạn du thiên lý
Đà Nẵng đón anh trút vạn sầu

Độ chừng hai năm trước, lúc đó, tôi chưa biết anh. Một lần, tình cờ đọc được một bài thơ của Khatiemly, tôi ngạc nhiên quá. Ông này là ai mà bút lực kinh người như thế?
 Tò mò, tôi thử hỏi google. Ngay lập tức, hàng loạt kết quả tràn ra. Mới hay, anh là "nhà thơ được yêu thích nhất hiện nay". Tác phẩm của anh ngập tràn trên các trang mạng. Anh nổi tiếng từ rất sớm, từng dạy Hán văn, là một nhà trí thức "cũ". Người ta biết đến anh khắp trong nam ngoài bắc, không chỉ ở trong nước, mà còn cả ở nước ngoài. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn chương, anh sáng tác đủ thể loại: Thơ tự do, Đường luật, truyện ngắn… Dù hiện đại hay cổ thể, tác phẩm của anh luôn đạt đễn mức điêu luyện trong cách sử dụng, vận hành ngôn ngữ. Chứng tỏ anh rất cẩn trọng, dụng công khi hạ bút. Với vốn Hán học uyên thâm, kho tri thức dồi dào, anh trổ tài viết phú, nổi tiếng trên văn đàn với những bài phú "nghiêng trời, lệch đất"  như Hoàng Sa Nộ Khí Phú, Hoàng Sa Tâm Thư Phú, Phú Tặng Vợ, Hàn Sĩ Nghinh Xuân Phú… Nói qua về phú. Phú là thể văn cổ, vô cùng khó. Một bài phú được cấu thành từ mấy mươi cặp đối, đủ các thể loại: cách cú, hạc tất, liên vận , hoặc song quan. Phú có nhiều thể loại. Phú lưu thủy, thể phóng vận (vần tự do) đã khó, thể độc vận (một vần duy nhất) lại càng khó hơn.
 Người xưa đặt ra những niêm luật ngặt nghèo như thế, không phải để làm khó người viết, mà là để các văn gia trổ tài, giống như trong bóng đá, luật cấm cầu thủ dùng tay, thủ môn không được bắt bóng ngoài vòng cấm địa, không được giữ bóng quá 6 giây….. Luật càng khó, người chơi buộc phải phô diễn hết kỹ năng thiên phú của mình. Người viết phú đôi khi nghĩ ra một vế rất hay, rất tâm đắc. Rồi hàng tháng trời vò đầu, bứt tai vẫn không tìm ra được vế đối tương xứng. Đành lòng bỏ đi. Tiếc hùi hụi! Chính vì phú khó viết như thế, nên qua bao nhiêu lần thay đổi giáo khoa, chương trình ngữ văn vẫn không có nhiều chọn lựa., chỉ duy nhất hai bài : Bình Ngô Đại Cáo (bản dịch của cụ Bùi Kỷ) và Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc cụ Đồ Chiểu.
Người ta đọc thuộc lòng Bình Ngô Đại Cáo:
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Lúc Khôi Huyện quân không một đội
Trời thử lòng giao cho việc lớn
Ta quyết chí khắc phục gian nan.
Hoặc :
Bại nhân nghĩa, nát cả đất trời
Nặng thuế khóa, sạch không đầm núi.
Học sinh nghĩ đó là những câu thơ, mà không biết rằng đó đều là những câu đối. Khó như thế nên người viết hú, đọc được, ngày nay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Kha Tiệm Ky viết phú cứ như không. Anh được các nhà nguyện cứu văn học đánh giá là "người viết phú hay nhất Việt Nam hiện nay". Cảm phục tài năng của anh, Lang Trương tôi, cái thằng vô danh giữa rừng thơ biển chữ, bạo gan gửi anh một lời mời kết bạn. Tôi nôn nao, hồi hộp chờ đợi. Không thể diễn tả hết nỗi sung sướng, tự hào khi được anh nhận lời ngay. Điều đầu tiên tôi viết trên Dòng Thời Gian của anh là lời cám ơn chân thành, xuất phát tận đáy lòng. Anh trả lời liền. Tôi cảm nhận ở anh tấm chân tình nồng hậu của một bậc trượng phu, không hề có cái cao ngạo, vênh váo của hạng "thùng rỗng kêu to"!
Từ đó chúng tôi quen nhau. Lang Trương tôi chưa từng xuôi nam, nhưng vẫn luôn ấp ủ mơ ước được gặp gỡ anh một lần. Thật bất ngờ, hai tuần trước, nhà thơ Châu Thạch loan báo tin vui: Kha Tiệm Ly sắp đến Đà Nẵng! Lang Trương chuẩn bị đón anh. Tôi sung sướng và hội hộp. Được diện kiến Kha Tiệm Ly là vinh dự lớn, là niềm tự hào với Lang Trương. Một loạt câu hỏi đặt ra: Tháp tùng anh là những ai? Đón anh có bao nhiêu người? Họ có biết Lang Trương không ? Có ai trong số họ là các chức sắc chốn quan trường, những khuôn mặt vênh váo vì quyền lực, ngập ngụa trong ma lực đồng tiền, luôn nhìn đời với ánh mắt "mục hạ vô nhân". Lang Trương tôi đặc biệt dị ứng với những khuôn hình béo ngấy, nung núc mỡ, những tấm thân phì nộn, những cái bụng lặc lè và những nụ cười xảo trá. Tôi phân vân mãi. Có nên gặp anh không? Hay tránh anh lần này và sẽ đến thăm anh vào một dịp khác.
Mấy hôm nay, người ta đua nhau cưới, cưới chạy tháng cô hồn. Cái thằng "trên răng dưới dái" là tôi được mời liền mấy đám. Bao nhiêu vốn liếng cần mẫn ky cóp để chuẩn bị đón anh hoan hỉ ra đi theo từng cánh thiệp hồng. Nhà thơ Châu Thạch gọi điện thúc giục. Tôi đánh bạo nhắn tin cho anh. Anh tha thiết muốn gặp. Tôi đành đi. Thú thật, nếu Kha Tiệm Ly không đến Đà Nẵng lần này, Lamg Trương còn trốn, trốn trong tịnh cốc, không biết đến bao giờ. Tôi vẫn thường xuyên theo dõi chuyến du hành của anh. Ở đâu cũng thấy anh nhậu với nhiều người. Tôi tưởng đoàn của anh đông lắm. Thật bất ngờ! Anh đi một mình, bằng xe đò. Một nhà thơ nổi tiếng như anh, lại nghèo đến độ chưa từng ra Trung do thiếu  “điều kiện". Đây là chuyến đi đầu tiên của anh, ở vào độ tuổi "cổ lai hy". Cũng có thể xem như chuyến "đi chơi dối già". Và các hình ảnh đông đúc tôi thấy là bạn bè thì hữu quý mến anh, mời anh ghé lại trên mỗi quảng đường... Chúng tôi hẹn đón anh ở nhà anh Nguyễn Khắc Phước, văn sĩ, dịch giả và là chủ nhiệm trang Văn nghệ Quảng Trị. Khi tôi đến, đã có nhà thơ Châu Thạch chờ sẵn. Tuy ở cùng địa phương, nhưng tôi chưa từng gặp ai, chỉ quen nhau qua Facebook. Châu Thạch rất vui, tỏ vẻ ngạc nhiên, bất ngờ khi thấy Lang Trương trẻ hơn ông mường tượng. Chuyện trò vui vẻ một lát thì Phan Nam đến. Phan Nam là chàng sinh viên sư phạm năm cuối, làm thơ không vần khá hay, trông rất thư sinh.
Từ phải qua: Phan Nam, Châu Thạch, Đức Trí, Lang Trương, Nguyễn Khắc Phước và Kha Tiệm Ly tại Đà Nẵng tháng tháng 8.2016
Chuyện vãn không lâu thì có tiếng xe máy đỗ lại trước cửa. Châu Thạch reo lên Kha Tiệm Ly! Tôi rất xúc động. Anh vào Đà Nẵng cùng một người bạn, nhà thơ Đức Trí ở Huế.
Tôi bắt tay anh, hồi hộp :
– Đại ca biết đệ không ?
Anh đoán ra ngay, cười thật hiền:
– Trương đạo sĩ.
Tôi nhìn anh. Anh gầy quá. Dặm trường sương gió khiến anh đen hơn. Anh vẫn cười, không một chút mệt mỏi. Có vẻ bận tâm vì để mọi người đợi mình. Đã hơn 6 giờ chiều. Chúng tôi đưa anh ra khách sạn, để anh cất hành lý, tẩy trần. Tôi đưa hai anh lên phòng, mở tủ giúp anh treo quần áo. Anh đặt vội túi xách trên ghế, thúc giục :
– Xuống thôi. Cứ quăng đại đó. Đừng để anh em phải chờ lâu.
Những người khác bận việc cá nhân, không đến được. Chúng tôi, bốn người kéo nhau ra quán. Tôi chở anh Đức Trí, Phan Nam chở anh Kha Tiệm Ly, còn Châu Thạch thì ngồi cùng xe Nguyễn Khắc Phước. Chúng tôi chuyện trò vui vẻ, thân mật. Kha Tiệm Ly vui tính, nhỏ nhẹ, gần gũi và chân tình. Đức Trí đậm người, cười nhiều. Anh trông trẻ hơn cái tuổi 70. Được biết, anh ra Huế lần đầu. Lần đầu thăm đất cố đô, lần đầu tiên anh ghé hoàng thành, và cũng là lần đầu tiên anh viếng lăng Minh Mạng. Từ Huế lên lăng Minh Mạng khá xa. Đến nơi, anh hụt hẫng vì phải mua vé 100.000 đồng. Không đủ tiền để trang trải, anh ngậm ngùi viếng cái cổng rồi quay về. Tôi hỏi bạn bè ở Huế của anh đâu, những người được anh đón tiếp trong Nam, những người hàng ngày lên face khoe ảnh, có anh, Kha Tiệm Ly là bạn?
Anh cười buồn : Anh không gặp!
Rời Huế, anh còn gì để lưu luyến đất Cố đô?
Tôi chợt nhớ câu thơ của Bùi Giáng :
Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương.
Hay quá! Ông Bùi Giáng thật tài tình. Huế vẫn còn có anh Đức Trí. Bằng chiếc xe máy cũ, có vẻ anh cũng chẳng giàu có gì, vậy mà suốt mấy ngày trường, anh đã chở Kha Tiệm Ly rong ruổi qua bốn tỉnh miền Trung : Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. Anh còn muốn đưa Kha Tiệm Ly đến tận Quy Nhơn ! Nhờ có anh Đức Tri mà Kha Tiệm Ly Hảo Hán, kẻ "ngang dọc hải hồ", tung hoành trên văn đàn, lần đầu được biết Bến Hải Hiền Lương, Thạch Hãn Cổ Thành, Đại Lộ Kinh Hoàng…. đã đi vào huyền thoại. Thật xúc động khi chứng kiến hai ông già chở nhau trên xe máy, dưới cái nắng nung người, rong ruổi dặm trường, du sơn du thủy và thăm viếng bạn bè.
Đến Đà Nẵng, chắc anh vui. Ở Đà Nẵng, ai cũng háo hức mong anh. Người Đà Nẵng là thế, anh ạ. Không "ngọt lịm đường" đâu, nhưng ấm áp, chân tình. Lang Trương nghèo, đã có các anh Nguyễn Khắc Phước, Châu Thạch, Đình Đăng, cùng nhiều thi hữu khác. Không một ai thấy anh nghèo mà tránh mặt. Anh đi rồi, ai cũng day dứt vì không đón tiếp anh chu đáo hơn. Đời người như bóng mây qua cửa. Liệu còn được bao lần gặp lại anh! Cầu mong ơn trên phù hộ, để anh luôn khỏe. Anh như người anh cả trên face. Có anh, chúng tôi vui hơn, và học hỏi được nhiều điều hơn. Lang Trương muốn anh biết rằng, chúng tôi phục anh ở tài năng, kính anh ở nhân cách và tâm hồn, yêu anh thật lòng ở tấm chân tình mà anh dành cho tất cả bạn bè.
Trân trọng chào anh, Kha Tiệm Ly!
Hẹn gặp anh lần sau.

LANG TRƯƠNG


Xem tiếp…