HƯƠNG HOA THÁNG BA - chùm thơ Phan Nam.

11:29 AM |
Ảnh: Nguyễn Thành Giang. 
MÙA HOA XOAN NỞ

cúi người nhặt đôi cánh
thầm thỉ rồi thầm thì
trong veo hơn cơn gió
nhè nhẹ hơn giấc đi

cuối đường hoa xoan nở
như thuở em chớm yêu
ngực bồi hồi thổn thức
anh khép ngón tay chiều

gói bờ môi hạnh phúc
em chạy theo cánh diều
mùa gọi mùa, thao thức
nồng nàn hương quê nhà

qua đông, sao vẫn sầu
xuân tới, rồi xuân phai
cánh hoa rơi, rơi mãi
biết đến khi nào dừng.

Đà Nẵng, 13.03.2017

CÁNH HOA KHẮC HÌNH NÚI SÔNG

thế hệ chúng tôi đâu biết vị mặn của biển
thế hệ chúng tôi đâu biết nước mắt của biển
thế hệ chúng tôi đâu biết nỗi đau của biển

giữa đại dương sâu thẳm
ai là bạn
ai là thù
64 đóa hoa hóa thành bất tử

lặng lẽ lăn vào lòng
lặng lẽ lăn vào dòng
nhẹ nhàng và âm ỉ
bình yên và bão tố

cứ dâng trào trong tim mỗi người
cứ đánh thức trong vạn lý tương lai
con tàu lần lượt dong khơi

quốc kỳ tung bay trên muôn trùng con sóng
đất nước liền một dải: Trường Sa - Hoàng Sa.

Đà Nẵng, 14.03.2017

NHỮNG BÔNG HOA GIẢ

tôi ngắm nhìn
những bông hoa giả
và cảm nhận, rất thành thật
qua giác quan đôi mắt

khi cửa sổ được mở ra
tôi đặt tên là vườn hoa hạnh phúc
không lan tỏa
không sinh khí
không linh hồn

màu hoa đẹp trong nụ hôn
nũng nịu vầng trán
thơm lên mái tóc
vỗ về bờ mông

cánh hoa không bao giờ rơi rụng
tình yêu không bao giờ rụng rơi
tôi tưới lên lớp bụi bám chặt
gọt hồng bé nhỏ thảnh thơi

đóa hoa đầu tiên tôi tặng mẹ cha
những lúc xa vời
tình yêu sẽ sống
bởi những lý do rất đặc biệt.

Đà Nẵng, 22.03.2017
PHAN NAM.

Xem tiếp…

GIỚI THIỆU TUẦN BÁO VĂN NGHỆ TPHCM SỐ 441 RA NGÀY 16.03.2017

8:24 AM |
Tuần Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
thuộc LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
Số 441, ra ngày thứ năm, 16.3.2017.
Trân trọng kính mời quý cộng tác viên tiếp tục gửi bài cộng tác, quý độc giả đón đọc và cổ động Tuần Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
----------------------------------------------------------

Từ trang tư liệu cũ – Trao đổi – Nghiên cứu – Lí luận phê bình:
. Giáo sư Phan Huy Lê: Ẩn chính dương phụ! / Quan Văn Đàn.
. Ông Trương Vĩnh Ký chỉ là người Công giáo sùng tín / Phan Ngô.
. Họ là ai – Yêu nước hay ăn vạ đất nước? / Ngô Mạnh Hùng.
Đối thoại internet:
. Bôi nhọ anh hùng dân tộc, nhà văn bán nhân cách mua gì? / Thu Ba.
. Tin mới: Lời kêu gọi Tổng biểu tình lần 2 của ngụy dân chủ đã thảm bại / Ông Trần.
Trang viết của một thời:
. Kòn – Trô / Lý Văn Sâm.
Bút kí, ghi chép, hồi ức, chân dung:
. Chiến khu rừng Sác / Trần Thanh Chương.
. Gặp gỡ tháng ba / Phùng Phương Quý.
Truyện ngắn:
. Lửa rừng / Ngưng Thu.
. Cuộc tìm nhau / Lê Quang Trạng.
Tạp bút:
. Cảm ơn bác sĩ / Nguyễn Thị Bích Nhàn.
. Hương hoa cau / Trịnh Thị Thuận.
. Nhớ tô canh mít quê nhà / Thanh Ly.
. Mạn đàm về áo dài cách tân / Huỳnh Lê.
Thơ:
. Người bán nỗi buồn / Trung Thành.
. Bài thơ hạnh phúc; Tiếng đàn cổ; Giấc mơ quê nhà / Phan Nam.
. Quay về cùng giản dị / Hà Văn Đạo.
. Thơ trong mắt nhìn cây Mai Quế / Trần Thế Vinh.
. Mong như lúc phải lòng nhau / Nguyễn Hưng Hải.
. Gió đầu sông gió cuối sông / Huỳnh Minh Tâm.
. Mây trắng về trời / Nguyễn Minh Đức.
. Bên vệ đường có một người đứng đợi / Khuê Việt Trường.
. Sóng / Võ Ngột.
. Thần Át-lát & vùng trăng khuyết / Nông Tử Lệnh Anh.
Văn học nước ngoài:
 . Truyện ngắn: Cá hồi chấm hồng / Tanaka Kõtarõ (Nhật), Trương Thị Mai Hương (dịch).
Báo chí:
Điểm tin, bài văn hóa văn nghệ:
. Giới thiệu sách của các Luật sư trẻ / Nguyễn Dương, Lê Vy.
. Tin vắn / Tuấn Anh.
. Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần 6.2017 / Đam Thy.
. Ngày Hindi Thế giới 2017 / Dương Đông, Ân Đỗ.
Sổ tay:
. Chương trình “Người bí ẩn” lần thứ 4.2017 hứa hẹn điều gì? / Đông Lan.
Sách trên kệ sách:
. Hồi ký cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak “Không có gì là huyền thoại” / Nguyễn Dương, Thanh Thủy.
Người tốt – việc tốt trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
. Nhớ lại ngày Bác đến thăm Triển lãm ảnh nghệ thuật lần thứ IV / NSNA Nguyễn Đức Vân.
. Bác Hồ dạy: “Cần phải xem báo Đảng” / Đào Ngọc Đệ.
Góc nhỏ Sài Gòn:
. Lâu lắm không nghe giọng Sài Gòn / Song Ninh.
Kính văn nghệ:
. Đừng giỡn mặt với pháp luật Việt Nam nhé / Tư Cầu Kho.
Góc biếm họa của NOP.
Thầy thuốc văn nghệ:
. Chứng dư sắt / Bác sĩ Đào Ty Tách./
Blog Phan Nam giới thiệu.

Xem tiếp…

NÀNG KỴ SỸ BÓNG ĐÊM - chùm thơ Nguyễn Khánh Tuyết Vy

8:50 AM |
NÀNG KỴ SĨ BÓNG ĐÊM

Ta chạy đuổi ánh trăng vàng sóng sánh
Những con chữ chập chờn như ánh đèn phố thị
Con chữ rơi loảng xoảng
Vụn vỡ
Cùng những mảnh trăng dập dềnh trên mặt hồ
Sao nỡ nào
Sóng đánh vỡ vầng trăng!

Con bướm đêm quờ quạng
Theo làn hương dạ lý
Ta quờ quạng
Mất trăng rồi
Ta chạy đuổi những con chữ
Vùn vụt lan truyền trong những nơ-ron

Ta say dòng lệ nóng
Bỏng rát con tim
Ta sung sướng uống nỗi đau giữa đêm dài
Những xung động mãnh liệt
Mơn man từng tế bào thịt da
Áo choàng đen ta khoác
Hòa vào đêm

Ta chỉ là nàng kị sĩ bóng đêm
Đi tìm nỗi thổn thức của cánh vạc ngoài đồng
Bảo vệ chú chim đang ngủ khì trong tổ
Hơn cả những vì tinh tú
Ta sáng chói
Khi con chữ lên ngôi

XÂM LĂNG

Tôi chỉ muốn trồng hoa trên những đám mây
Những hạt hoá chất
Vùi khắp lòng đất như những quả mìn nổ chậm
Huỷ diệt thế hệ tương lai

Nước xả thải đầu độc đại dương
Tôi muốn tìm trong thăm thẳm đó
Một đại dương mang hình hài mới
Chưa từng in bóng cánh buồm nào
Chưa đồ sộ những dự án
Chưa mang bộ mặt của sự đầu tư
Tiềm năng chỉ là sự hồi sinh bất tận
Không ai biết
Không ai hay

Tôi muốn thoát ra
Những con phố chật người chẳng còn lối đi
Quyển vở sinh viên mòn mỏi một mục tiêu
Phục vụ tấm bằng tốt nghiệp

Những độc tố vất vưởng
Như những con ma sống tiềm sinh
Xúi giục tế bào ung thư xâm lăng sự sống
Biết bao độc chất đồng loã cùng bao tội ác câm lặng

Bầu trời và biển cả
Đã lấm bẩn vì khói đen và chất độc
Những dự án đầu tư
Có đưa đất nước đến tầm cao mới?

Không phải giặc giã
Không phải quân phản loạn
Chính sự ô nhiễm đến từ kĩ thuật
Đang xâm lăng đất nước
Từng phút, từng giây

NẰM TRÊN NHỮNG ĐÁM MÂY

Hãy nhìn trời đi anh!
Giấc mơ mọc cánh bay lên
Hái trộm những vì sao lấp lánh
Quả táo đỏ ngời tình yêu ngọt nắng.

Em nằm trên những đám mây
Nuốt chửng trời trong vào mắt say
Mà tâm hồn vẫn cồn cào khát vọng
Giữ làm sao cho hạnh phúc đừng bay.

Em nằm trên những đám mây
Uống nắng say
Mùi men nắng thơm mùi lúa mới
Dịu dàng và xốn xang.

Em nằm trên những đám mây
Nhìn bầy chim nhạn di cư tránh rét
Chợt muốn theo chim về nơi ấm
Khi lòng người hiểm độc và giá băng.

Nỗi buồn đang sủi bọt
Say cùng em, anh hãy say cùng em
Ta tan vào nhau
Ngợp ngụa men tình
Phiền muộn bốc cháy
Ta nằm trên đỉnh cực của si mê.
NGUYỄN KHÁNH TUYẾT VY

Xem tiếp…

MUÔN MÀU CUỘC SỐNG - chùm thơ Trúc Thanh Tâm

9:27 AM |
NGỌN LỬA TÌNH NGƯỜI

 Ngọn lửa tình người khép cửa chiến tranh
 Chôn thù hận, sống tình người chân thật
 Từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau bát ngát
 Đất nuôi người, người giữ đất bao dung

Ngọn lửa tình người hào khí giống Tiên Rồng
 Trải tự do qua ba miền đất mẹ
 Đã lâu rồi, mưa nguồn chớp bể
 Tôi ôm nỗi đau nhiệt đới trong cây

 Ngọn lửa tình người vẫn thấy áo em bay
 Khi nhìn những ánh mắt thân thương đến lớp
 Chính vì thế tôi không sao hiểu hết
 Hạnh phúc, ước mơ dù rất nhỏ nhoi

 Ngọn lửa tình người trong mỗi chúng ta
 Một trái tim yêu biết thế nào nhân nghĩa
 Ta kiêu hãnh quanh ta còn lớp trẻ
 Sánh năm châu bằng tiếng nói Việt Nam

 Ngọn lửa tình người lịch sử sẽ sang trang
 Và lòng dân như những cơn gió mới
 Những người đã chết vì sông núi
 Sẽ sống muôn đời với núi sông...


 CUỘC SỐNG MUÔN MÀU

Thuở yêu đời chim thường ăn kiến
Lúc hết thời kiến lại ăn chim
Ôi, cuộc sống như trò ảo thuật
Ranh giới nào phân biệt trắng đen!

Đâu phải hơn người là trên tất cả
Khi thời gian còn quyền lực hơn ta
Ai chiến thắng mà không lần thua trận
Lúc soi gương mới thấy lại mình già!

Phàm con người chỉ có hai con mắt
Nhìn trước để đi, nào phải phía sau
Có đôi tai nghe điều hay lẽ thiệt
Thế giới bao la cuộc sống muôn màu!

Miệng và lưỡi chúng ta có một
Nói ít thôi luôn phải lắng nghe
Với bộ não mang tầm trí thức
Hướng nhân gian có lối đi về!

Trái tim máu đỏ trong lồng ngực
Nhịp yêu thương từ giây phút thiêng liêng
Ta có quyền không tin lời thuyết giảng
Không thể không tin nhân quả nhãn tiền!

Em có biết lòng dân là sức mạnh
Dựng quê hương bảo vệ nước non nầy
Những que diêm thoát thay từ khúc gỗ
Nhưng que diêm làm cháy cả rừng cây!

CƠN MƯA ĐỜI PHÔI PHAI

Về ngang trường đại học
Vời vợi mắt buồn xưa
Tóc em dài còn để
Lợp bờ vai, nắng thưa!

Hàng cây xanh kỷ niệm
Người cũ đã xa trường
Mười năm, anh trôi nổi
Mười năm, em nhớ thương!

Con đường dài hun hút
Quán cà phê ngày nào
Cô bé mười năm cũ
Giờ đã biết yêu nhau!

Mười năm, anh có lẽ
Hạnh phúc cũng no lòng
Mười năm, em biết khổ
Tình đầu sông, cuối sông!

Xa nhau mười năm đó
Những bão giông cuộc đời
Những đam mê, nông nổi
Nên tình là gương soi!

Biết còn gì để nói
Cho cuộc tình đôi ta
Những ngày xưa hờn dỗi
Những bây giờ xót xa!

Mười năm dài vô tận
Anh treo hoài ước mơ
Mười năm, em chờ đợi
Cùng nhau chung chuyến đò!

Về ngang trường đại học
Anh thấy buồn hơn xưa
Mỗi người đi mỗi ngã
Cuộc đời và cơn mưa!

Ôi, mười năm để nhớ
Hay mười năm để quên
Làm người đâu phải dễ
Dù rằng còn con tim!

Hãy bay đi nỗi nhớ
Trong phấn son cuộc đời
Thương một màu mắt cũ
Cơn mưa đời phôi phai!
TRÚC THANH TÂM


Xem tiếp…

NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI - tản văn Phan Nam

9:39 PM |
 Tuổi thơ đi qua luôn mang trong mình nó những hoài niệm mà có lẽ suốt cuộc đời mỗi người không thể nào quên. Và với tôi, đứa trẻ được sinh ra tại vùng đồi núi trung du Tiên Phước (Quảng Nam), ký ức về những loài cây hoang dại luôn để lại những kỷ niệm đặc biệt. Bạn có thể có một tuổi thơ đẹp mà bạn luôn muốn “xin một chiếc vé” để trở về. Nhưng với tôi lại khác, chắc chắn rồi. Thằng bé con nhà nông chân lấm tay bùn, từ nhỏ đã rong chơi ngoài đường ngoài sá, ngoài đồng ngoài gò thì tuổi thơ luôn ẩn chứa trong đó, rất nhiều mảng màu tối sáng mà đến bây giờ tôi vẫn không thể nào khám phá hết được. Những đứa trẻ nhà quê không được trang bị đầy đủ kiến thức, về những hiểm nguy ngoài thiên nhiên, đã khiến một mảng ký ức về một số loại cây mọc hoang dại ngoài thiên nhiên trở nên ám ảnh và lặp lặp lại trong giấc mơ.
Nhớ ngày xưa, vào một mùa hè tôi và thằng em kề tôi được mẹ giao cho việc trông coi bò trên rẫy. Lúc bầy bò thản nhiên gặm cỏ thì khoảng thời gian dài dằng dặc đó tạo thành một khoảng trống khó có thể vùi lấp. Đó là một buổi trưa, tôi và đứa em đang nằm trên phiến đá bằng phẳng ngắm mây trời thì nhìn thấy một bụi cây to với những chùm quả xanh dài trông rất bắt mắt. Và thế là hai anh em tôi tha hồ hái quả ra đập chơi rồi ném qua ném lại...
Cây Đùng đình (ảnh: internet)
Sau đó chúng tôi xuống suối và bị một hiện tượng kỳ lạ: ngứa. Ngứa không thể nào chịu nổi, ngứa đến nỗi mà tôi và thằng em phải cởi toàn bộ quần áo ngâm mình hàng giờ dưới suối. Đó là một kỷ niệm sởn gai ốc khắc sâu vào tâm trí tôi. Mãi sau này ba tôi cho biết đó là cây đùng đình có quả rất “ngứa” không được đụng vào, có lẽ hai anh em là hai đứa trẻ nghịch dại mà không hề hay biết. Tra cứu thêm thông tin thì loại cây này còn có tên gọi khác là cây đủng đỉnh, cây đồng đình, cây móc... có tên khoa học là Caryota mitis, là loài thực vật có hoa thuộc họ Cau (Arecaceae). Điều đặc biệt là loại cây này ra quả rất đẹp, vẻ đẹp cuốn hút của chùm quả đã khiến anh em tôi ngày xưa một phen hú vía.
Tuổi thơ đi qua, mùa hè là mùa để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất, tất nhiên không phải trong thi ca, nhạc họa. Ba mẹ làm nông thì chỉ mong con cái học hành đạt điểm cao, con thì học để lấy điểm thì lấy đâu ra sở thích nào đặc biệt ngoài những giờ rong ruổi vỗ béo cho trâu bò theo cách truyền thống: thả rông. Và dĩ nhiên những đứa trẻ cũng tha hồ được rong chơi, tha hồ dầm mưa dãi nắng. Và có một loại cây nữa cũng đọng lại kinh hoàng trong tôi, mà người dân quê tôi thường gọi là cây “sưng lu”, đây là một loại cây thân gỗ, lá to và có nhựa đen. Tôi sợ cây này đến nỗi chỉ cần nhắc đến là rùng mình. Cây này lạ ở chỗ những người bị dị ứng với cây không dám đến gần, dù chỉ là cái bóng của nó. Khi đến gần dù chưa tiếp xúc vẫn có thể bị phồng rộp da, ngứa ngáy rất khó chịu. Nhiều lần ngoài bờ ngoại bụi vô tình quẹt phải cây là tôi bị dị ứng ngay, khi ngứa càng gãi vùng da bị phồng rộp sẽ lan rộng ra, lúc đó theo kinh nghiệm của người dân quê tôi thì dùng lá mướp và muối chà nhẹ lên vùng da bị ngứa có thể giúp thuyên giảm cảm gác ngứa ngáy. Tìm trên mạng thì hầu như có rất ít thông tin về loại cây này. Trong tài liệu: “các loại cây dị ứng thuộc họ xoài (ANACARDIACEAE R. Br.) ở Việt Nam” có đề cập đến các loại cây thuộc chi sưng và được mô tả như sau: “cây gỗ hoặc cây bụi, đơn tính (tạp tính), có thể gây dị ứng khi tiếp xúc, nhựa chuyển thành màu đen khi tiếp xúc với không khí”. Trong các loại cây thuộc chi sưng, nguồn tài lệu có đề cập đến loại cây có tên là “sưng nhỏ (tên khoa học: Semecarpus humilis Evrard & Tardieu), được phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Nam. Đặc điểm của loại cây này lá: nhựa mủ, lá, vỏ, quả gây ngứa và sưng, rộp da. Loài có khả năng gây dị ứng rất mạnh, với những người mẫn cảm có thể bị dị ứng khi đến gần cây tươi, chưa cần tiếp xúc trực tiếp”. Quê tôi thuộc vùng trung du Tiên Phước (Quảng Nam) nên có lẽ cây “sưng lu” mà người dân địa phương thường gọi là loại cây này.
Và có một loại cây nữa mà thuở ấu thơ, bọn trẻ chúng tôi cũng rất thích nghịch dại đó là cây  mọc dại tại vườn nhà, lá hình răng cưa và đặc biệt là có chất gây ngứa rất mạnh. Cây này dễ tìm nên chúng tôi thường nhổ cây, bứt lá để quẹt lên mình đứa khác cho bọn chúng “ngứa chơi”, mà sau này chính kể cố tình làm cho người khác người khác ngứa ngáy cũng bị cảm giác ấy khắp tay chân. Về nhà bị ba má rầy la mà vẫn chưa sợ, cứ trưa trưa nắng hè là lội
Cây lá han (ảnh: internet)
khắp vườn kiếm lá lén bỏ vào khắp mình mẩy đứa khác. Cây lá ngứa này đi hết thời thơ ấu của tôi và đám bạn như một “kẻ giao rắc tội ác” cho người khác, mà những đứa trẻ ngây thơ nào đâu biết hết tác hại của loại cây này. Bây chừ, tôi tìm lên mạng mới biết loại cây này có tác hại rất ghê gớm: “Đặc trưng của lá là chứa chất làm ngứa rất mạnh, phương ngôn có câu: “Ngứa như phải lá Han”, khi chạm vào lá cả cơ thể sẽ bị phát ngứa, lở loét và buốt thấu da thịt. Với những người da mỏng, nếu đụng phải loại han voi còn có thể gây dị ứng tới mức tử vong” (theo báo VnExpress). Nguồn tư liệu mạng internet đều gọi là cây lá han với lời cảnh báo cây này có thể gây nguy hiểm khi đi trên đường.
Có một loại cây dạng hình củ, có quả đỏ thường cho chim chào mào ăn đó là cây ráy, sự nguy hại của cây này bọn trẻ thôn quê được cảnh báo từ sớm. Ngày xưa quanh nhà, bố mẹ tôi thường phá bỏ hầu hết cây ráy chỉ để lại một, hai bụi phòng khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra. Phải nói đây là loại cây mọc nhiều đến mức trở nên quá quen thuộc với người dân thôn quê. Cây này gây ngứa ghê gớm như vậy nhưng theo nhiều tài liệu ghi chép chúng có “vị
Cây Ráy (ảnh: internet)
nhạt, tính hàn có tác dụng rất tốt để trị mụn nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân”. Khi bị đứt tay chảy máu theo kinh nghiệm dân gian có thể dùng ráy với một ít muối đắp lên có thể giúp cầm máu. Báo tuổi trẻ online với bài “cây ráy gây ngứa” ghi chép đặc điểm của cây ráy như sau: “Ráy là loại cây mềm cao 0,3-1,4m, có thể dài tới 5m nhưng phía dưới bò, trên đứng, dưới đất có thân rễ hình cầu sau phát triển dần thành củ dài, có nhiều đốt ngắn, trên đốt có vẩy màu nâu. Lá to hình tim dài 10-50cm, rộng 8-45cm, cuống mẫm dài 15-120 cm. Bông mo mang hoa cái ở phía gốc, hoa đực ở phía trên và tận cùng bằng một đoạn bất thụ. Phần dưới của mo tồn tại xung quanh các quả mọng, hình trứng màu đỏ”. Cây ráy mà tôi thường gặp nhất chính là loại cây thuộc mô tả trên. Tuy nhiên, wikipedia dẫn nguồn tài liệu rất phức tạp về họ ráy (Araceae),
tới 106 chi và 4205 loài. Tuổi thơ tôi đặc biệt thích nhất là món canh khoai môn, một loại cây có họ hàng với cây ráy, chỉ cần bữa ăn có nấu món này là thể nào cũng ăn
Cây khoai môn (ảnh: internet)
hết cơm. Bà cố của tôi rất thích trồng khoai môn, bà thường chọn mảnh đất tơi xốp, âm ẩm, và có thể rào kỹ để trồng khoai môn. Tuy thích ăn khoai môn nấu canh là vậy nhưng tôi cũng rất sợ cảm giác ngứa ngáy khi tiếp xúc với cây này. Mỗi khi bà tôi cạo củ môn, tôi thường chỉ ngồi bên cạnh lặng lẽ nhìn mà không dám sờ vào như những thức ăn “cây nhà lá vườn” khác. Ngay cả mẹ tôi cũng không dám cạo củ môn mà thường nhờ bà tôi làm. Khoai môn được ghi chép trên wikipedia là cây thuộc họ ráy, còn có tên gọi khác là môn ngọt (tên khoa học: Colocasia esculenta (L.) Schott). Khoai môn có củ cái và củ con, chứa nhiều tinh bột và dùng để chế biến thức ăn nhiều món ăn, trong đó có món canh khoai môn và canh cari mà ngày xưa tôi rất thích.
Tuổi thơ của tôi còn gắn bó với rất nhiều loại cây nữa nhưng trong bài viết nhỏ này không thể kể tên hết. Rõ ràng, với những loại cây mang đến cảm giác ngứa ngáy, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được trang bị kiến thức đầy đủ sẽ rất tai hại, nhất là khi đi dã ngoại hoặc thăm thú thiên nhiên. Ngày xưa, tôi thường tiếp xúc và gắn bó với những kỷ niệm “nhớ đời” nên tôi luôn sợ hãi nếu như nhắc đến những loại cây mang lại cho ta cảm giác không hề dễ chịu chút nào. Dẫu sao, đó cũng là một mảng tuổi thơ đọng lại trong đứa trẻ sống dưới chân núi như tôi. Nhớ quá, những ngày xưa thân ái...
(*) Bài viết có tham khảo một số nguồn tài liệu trên internet
Tiên Phước, tháng 2.2017
PHAN NAM.

Xem tiếp…

Giới thiệu tập san Quán Văn số 44 - 2017

7:11 PM |
GIỚI TẠP CHÍ SÁNG TÁC – TƯ LIỆU – NGHIÊN CỨU VĂN HỌC QUÁN VĂN SỐ 44

Chủ nhật 12.03.2017 ra mắt Tạp chí Quán Văn số 44 chủ đề “Ánh trăng, đêm rằm”. Quán Văn số 44 đặc biệt giới thiệu Nhà phê bình văn học Đặng Tiến và họa sĩ Trương Thị Thịnh. Ngoài ra, có các bài viết của các tác giả: Mang Viên Long, Đặng Châu Long, Ngô Quang Hiển, Huyền Chiêu, Hoàng Kim Oanh, Trần Thị Trúc Hạ… Truyện ngắn của nhà văn Nguyên Minh, Elena Pucillo Truong, Xuân Đài, Minh Nguyễn, Phan Nguyễn Châu Uyên, Phan Trang Hy…

Thơ của các tác giả: Phương Tấn, Đoàn Văn Khánh, Đặng Lệ Khánh, Ngô Thị Mỹ Lệ, Đình Quân, Hạ Nhiên Thảo, Lê Phương Nguyên, Mã Lam, Nguyễn An Bình, Phan Nam, Trần Văn Nam, Phan Văn Quang, Lại Hùng, Triều Giang, Trần Tiến Liêm, Trần Văn Nghĩa, Quách Đào, Hoài Huyền Thanh, Nguyễn Hải Thảo, Trịnh Bửu Hoài, Mai Tuyết, Trần Dzạ Lữ…

Mục Chân dung văn học với các bài viết về Nhà phê bình văn học Đặng Tiến của Huỳnh Như Phương, Nguyễn Thị Liên Tâm, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Hoàng Ngọc Hiến, Hữu Đạt, Đỗ Lai Thúy, Lê Thí… và một số bài của tác giả Đặng Tiến viết về: các nhà thơ, nhà văn: Nguyễn Bắc Sơn, Vũ Hữu Định, Võ Hồng Võ Phiến, Văn Cao, Vũ Hoàng Chương…


Mục Hội họa với các bài viết của Hải Phương, Đinh Cường, Lê Thị Quế Hương, Nguyễn Trọng Khôi, Trương Vũ… về họa sĩ nữ Trương Thị Thịnh cùng một số tranh của bà.
Mục Góc nhìn văn học với các bài viết của Nguyên Cẩn, Lương Minh, Vũ Trọng Quang…
Mục Giới thiệu sách với các bài viết của nhà thơ Phạm Cao Hoàng, Vũ Trọng Quang, và Nguyễn Hữu, phóng sự ảnh: Đinh Cường, Duyên…
Quán Văn số 44 dầy 289 trang, giá bìa 80.000 đồng/quyển, khổ 13,5x20cm, in đẹp, mỹ thuật do họa sĩ Nguyễn Sông Ba trình bày.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Blog Phan Nam giới thiệu.

Xem tiếp…

MÙI CÁ - truyện ngắn Phan Nam

11:16 AM |

Sáng sớm vừa dụi mắt, Lan nhẹ nhàng mở cửa. Một mùi hôi tanh bốc lên khắp căn nhà nhỏ. Mẹ Lan đã dậy từ sớm lụi cụi ướp đá cho lũ cá, bà đang dọn hàng. Lan đã quen với những cảnh tượng như vậy. Lan đã quen với rất nhiều những mùi rác rưởi ấy. Bày, biện, gom, dọn, xả… Và lung tung mọi thứ tại nơi đây, trên thềm trước ngõ. Lan vội vàng ra phụ mẹ khiêng linh khỉnh các thau cá đủ loại. Lan cất tiếng:
-         Bữa nay mở hàng sớm vậy hả mẹ. Mẹ có cần con phụ gì thêm không ?
-         Không cần đâu con, coi chừng mùi cá lát sao đi học, thôi vào đánh răng rửa mặt rồi đi học. Con cầm ít tiền đi ăn sáng, sáng nay vội quá mẹ không nấu.
-         Thôi không cần đâu ạ, con vẫn còn. Ba lại không về hả mẹ ?
-         Lại chứng nào tật ấy, thôi mẹ con mình xem như không có người đàn ông ấy trên đời đi.
Nghe mẹ nói vậy Lan cảm thấy rất tủi thân và chạnh lòng. Mẹ vất vả bán cá góc chợ này để nuôi gia đình vậy mà ba. Lan là một thiếu nữ mười sáu tuổi với khuôn mặt sáng sủa, cái răng khểnh dễ thương, đôi mắt tròn trịa. Duy chỉ có không gian sống mù mịt làm cô rất buồn. Cô vẫn luôn giữ nụ cười trên môi nhưng thâm tâm phần nào lạc lỏng ở chốn đông người này. Cô khoác lên tà áo dài tinh khôi rồi vội vàng lướt qua hàng cá của mẹ. Đôi dày ba ta dính đất dính nước làm cô không rõ con đường mình phải trớ như thế nào để bước đi cho sạch. Vào lớp Lan vẫn luôn tươi cười như mọi ngày duy chỉ ánh mắt của các bạn cô vẫn như vậy. Cô vô tình làm rơi cặp sách của thằng Tuấn, một tên láu cá nổi tiếng hách dịch trong lớp:
-         Ê cái con bán cá kia, đi không có mắt có mũi gì hả, lượm lên kẻo dơ cặp sách tao
Có vẻ như chạm vào nỗi đau trong tâm can, Lan hét lớn:
-         Bán cá thì có gì sai hả, chỉ có những người ăn không ngồi rồi mới đáng khinh bỉ thôi.
-         Ờ, không khinh nhưng mà hôi lắm. Nhìn lại từ trên xuống dưới đi, một mùi nồng nặc. Còn ba Lan là đại ca cá độ bóng đá phải không, hình như mới bị bắt tối qua thì phải. Ha ha ha…
-         Tuấn, vừa nói cái gì, ba mình… mình… bị bắt sao.
-          Không tin mày đi ra quán cà phê đầu chợ hỏi coi, tao có xạo không. Chúc mừng nghe.
Lan vút chạy ra khỏi cổng trường, cô chạy một mạch tới bờ sông. Mấy đoá hoa sen đua nhau chớm nở. Mà sao lòng cô buồn quá, tại sao lại thành như thế này chứ. Gia đình. Lệ Lan lần lượt rơi lã chã thấm đôi vai của cô. Lan thực sự đau đớn. Nghề bán cá của mẹ thì bị bạn bè trêu ghẹo, còn ba… Tại sao lại thành ra cơ sự thế này chứ ? Nghề bán cá cũng là nghề lương thiện mà, tại sao ? Đôi mắt ướt nhoà, Lan đi trong cơn mê. Hương hoa tuổi mười sáu không soi sáng ước mơ hay sao. Lan ước gì mình có thể làm gì đó để mẹ thoát khỏi cảnh bán cá bây giờ, để Lan không còn mùi cá khi đến lớp. Cái mùi cá đã lẽo đẽo theo cô suốt mười mấy năm nay. Kể từ thuở ấu thơ. Lan bước vội về nhà. Mẹ đang vật vã trước hiên nhà:
-         Ba con… làm sao bây giờ hả con ?
-         Con mệt lắm. Con rất sợ mùi cá của mẹ, mẹ có biết hay không ? Con đã chán sống cảnh này lắm rồi.
Lan chạy vút qua trước mặt bà mẹ đang quay quắt vì nỗi buồn xuyên xấu tâm can. Bà khẽ lau nước mắt:
-         Đúng rồi, bán cá thế này con mình không thích lại phải rồi. Chắc phải chuyển nghề thôi. Mà lấy tiền ở đâu ra đây ?
Bỏ mặt cả những lời trong nước mắt của mẹ. Lan vùi vào giường, cô nhắm mắt trong tức tối. Mẹ Lan hiện ra đẹp làm sao, mái tóc đen huyền, nụ cười hiền hậu ôm cô vào lòng. Bỗng chốc mẹ cô biến mất, trước mặt cô hàng loạt những con cá với hàm răng rất dài đang bám lấy cô, nhai ngấu nghiến. Mấy con cá đen thui xấu xí đang nhìn cô, chúng xịt rất nhiều chất bẩn, mùi hôi nồng nặc toả khắp thân hình bé nhỏ của Lan. Tay lan đứt ra, chân Lan lìa ra và chạy khỏi thân hình…
-         Tôi không muốn, hãy buông tha cho tôi. Mẹ ơi ! Cứu con với !
-         Có chuyện gì vậy hả con, con bị làm sao vậy hả. Chỉ là một cơn ác mộng thôi mà. Con uống sữa đi rồi ngủ sớm lấy lại sức.
-         Con không sao đâu mẹ ơi. Những lời nói hồi nãy con đã sai rồi, con xin lỗi mẹ nhiều lắm.
-         Không, con nói đúng. Không thể để con sống thế này mãi được. Con là một đứa trẻ giỏi văn mà, sao có thể để con sống tù túng hôi thối thế này được. Mẹ nghĩ kĩ rồi, tháng sau mẹ con mình sẽ dọn khỏi nơi này. Chúng ta sẽ tìm đến một nơi đẹp hơn để sống, mẹ cũng sẽ không hành nghề bán cá nữa. Con chịu không ?
-         Con không chịu đâu mẹ ơi. Con tự hào vì có mẹ, một người mẹ bán cá lấm lem mùi. Con sống ở đây được mà, mẹ đừng lo cho con.
Tối hôm đó, chỉ có hai mẹ con trong căn nhà nhỏ, bên góc chợ. Hai mẹ con chuẩn bị bữa ăn tối rất tươm tất. Toàn những món cá tâm huyết của mẹ Lan. Lan vẫn vậy, vẫn chút gì đó còn trống vắng trong linh hồn, khắc khoải. Lan nuốt vội chén cơm rồi quay vào bàn học. Những đoá hoa tươi Lan treo trước cửa sổ đã héo tàn tự bao giờ. Mấy bông hồng Lan cắm cũng cả tuần rồi nên cánh hoa cũng lũ lượt rơi xuống. Lan cảm thấy lòng mình trống vắng làm sao. Có lẽ suốt cuộc đời này Lan phải cảm ơn mẹ. Người đã tất cả ngược xuôi bán cá lo cho cô ăn học đến ngày hôm nay. Lan cầm lên hộp bút hình con cá mẹ tặng con hồi năm ngoái, thật dễ thương. Lan đã từng rất thích món quà ấy. Lúc nào cô cũng mang theo bên mình. Trong lòng rất hỗn loạn nên Lan không muốn nghĩ thêm gì. Quyển thơ chép tay của Lan nằm chình ình trước mặt mà cô cũng không buồn xem. Cô đang kiếm tìm gì đó ở một nơi rất xa xôi, rời xa cõi ồn ào. Tờ báo cũ bó hoa nằm bẹp dí trong góc bàn, Lan cầm lên xem thử.
-         Mẹ ơi, khu chợ này sắp được đưa vào qui hoạch khu trung tâm thương mại rồi. Mẹ con mình sắp được ra khỏi nơi này rồi.
-         Thật dậy hả con, mừng quá. Cơ mà chúng ta sẽ đi đâu ?

Vừa lúc ấy, ba Lan về… Đưa tiền đây, trận hồi tối thua quá. Không tao đập nát cái nhà này bây giờ…
                                                                                Tháng 8.2015
PHAN NAM

Xem tiếp…

GIỚI THIỆU TẬP SAN DIỆU ÂM - số xuân Đinh dậu 2017

11:25 AM |
Trân trọng giới thiệu đặc san Diệu Âm chào mừng Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, ra mắt 19/2 Đinh Dậu (PL 2560) cũng kịp kỳ hẹn ra mắt ngày khai mạc Lễ hội.



Blog Phan Nam giới thiệu.

Xem tiếp…