GIỚI THIỆU TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬT GIÁO SỐ 247 RA NGÀY 15.4.2016

10:55 PM |
 Tạp chí văn hóa Phật Giáo trực thuộc GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Số 247  ra ngày 15.4.2016.

Phan Nam xin trân trọng giới thiệu quý vị tìm đọc:





Xem tiếp…

Trang thơ Hoàng Anh 79 - Trúc Thanh Tâm: CÁM ƠN ĐỜI CÒN CÓ TRI ÂM

6:15 PM |

NHƯ GIỌT TÌNH THIÊN THU

Bên ly café sáng
Thời gian như quên trôi
Con chim chuyền lảnh lót
Cất tiếng ca yêu đời

Bên ly café sáng
Ơn em mắt đưa tình
Hồn ta bay lãng đãng
Bên dấu đời phiêu linh

Em vô ưu thánh thiện
Ta mòn gót sông hồ
Chợt thấy hồn trẻ lại
Dường như biết làm thơ

Em con ngoan của Chúa
Thơm như lời Thánh Kinh
Ta đâu là linh mục
Dấu buồn trong lặng thinh

Nhân tình còn điên đảo
Dẫu ta tận gian truân
Trái tim ta rộng mở
Nên yêu đến vô cùng

Cười tươi lên em nhé
Để đời lóng lánh hơn
Đêm tàn cơn mê ngủ
Quên đi hết giận hờn

Bên ly café sáng
Rồi xa lắc mịt mù
Từng giọt rơi lặng lẽ
Như giọt tình thiên thu !

Ngày 10/4/2016
HOÀNG ANH 79

MUÔN THUỞ DẤU YÊU

   Khi vạn vật thèm yêu và sống
   Khi lòng người còn lắm nông, sâu
   Bước thời gian chạm từng mảnh vỡ
   Chốn tâm linh khép. mở nhiệm mầu !

   Cõi tạm trú,  cuộc chơi phù phiếm
   Bến cuộc đời bồi, lở em ơi
   Ta bước lên hay đang bước xuống
   Giữa trầm luân nhặt lấy nụ cười !

   Mùa hạnh phúc màu trăng huyền dịu
   Tình mẹ, cha hòa nhịp bao dung
   Đất nước ơi, lời ru chan chứa
   Khúc ca dao mộng ước tương phùng !

   Rượu trăm năm mời muôn năm cũ
   Lệ nghìn thu rớt xuống trăm năm
   Ta gom yêu dấu vào muôn thuở
   Cám ơn đới còn có tri âm!

Tháng 8 - 2013
   TRÚC THANH TÂM


Xem tiếp…

THẾ NÀO LÀ THƠ HAY? - Huỳnh Thúy Kiều

2:59 PM |

Câu hỏi này đã, đang và sẽ cứ tiếp tục treo lơ lửng trên đầu, bất kỳ ai, từ những nhà thơ nổi tiếng đến người vừa cầm bút. Đã có hàng ngàn người trả lời, trả lời ngay khi loài người có thơ, thơ song hành cùng với loài người. Tuy vậy, nếu quy ra thành mẫu số chung thì lại rất khó có một định nghĩa làm thỏa mãn tất cả mọi người.
Nhà thơ Lưu Trọng Lư cho rằng: “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi”. Một câu thơ có sức gợi có thể tạo ra muôn ngàn cách nghĩ, dường như rất khó đọc hết một câu thơ, một bài thơ hay. Một trong những bài thơ theo tôi hay nhất trong thơ Việt Nam hiện đại là bài Tiếng Thu. Đây cũng là bài thơ rất giàu sức gợi, gợi từng câu, từng chữ. Hồn vía nhà thơ đã hòa nhập vào từng con chữ, biến ảo mà thành ảnh, thành thơ. Từng câu thơ cho người đọc nghe được âm thanh, quạnh hiu và có nhiều liên tưởng. Sự liên tưởng này tùy theo tình cảm của từng người và cả từng lúc, từng nơi, từng tâm trạng, tạo nên sự phong phú lạ thường.
Nhưng tôi đã đọc có câu thơ, bài thơ cũng chẳng phải gợi mà lại  nhập tự nhiên vào tâm thức người đọc. Đó là trường hợp Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan. Ông cứ tự sự, như kể chuyện, có sao kể vậy, không hoa lá, thêm thắt gì, những hình ảnh và ngôn ngữ rất đỗi quen thuộc.Khi bài thơ kết thúc ta mới thấy toàn bộ nỗi đau của nhà thơ trước sự mất mát của người vợ trẻ. Ý thơ được giấu tận cùng và bung ra nhưng không bi lụy. Bài thơ là tấm gương mà bất kỳ ai soi vào cũng thấy mình trong đó. 
 Nếu gợi là đúng thì cũng phải chấp nhận chân thành cũng không sai. Nhưng bí ẩn của thơ cũng không chỉ có thế. Nhà thơ Tố Hữu cho rằng: “Thơ là chuyện đồng điệu”. Khi khác ông lại nói: “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy”. RaxunGamzatop rất có lý khi ông nói: “Anh có thể viết chừng nào cảm thấy không thể không viết”. Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng:“Thơ là tiếng gọi đàn.” Có lúc ông lại nghĩ: “Thơ là bà chúa của nghệ thuật”. Thơ hay, hoàn hảo đến mức không có bất kỳ vết gợn nào. Sự hoàn hảo bắt đầu từ những con người có tâm hồn đặc biệt. Có phải vì thế mà nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Thi sĩ không phải là Người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ...”. Chỉ nghe ý kiến của những nhà thơ có vị trí đặc biệt trong nền thơ hiện đại Việt Namcũng thấy, muốn hiểu thế nào là thơ hay, thật khó. Tôi rất thấm với ý kiến sâu sắc của nhà thơ Thạch Quỳ khi ông cho rằng: Thơ cao hơn tất cả mọi nhận thức về thơ.
 Thơ là gì, thơ là ai, nó ở trong hay ngoài nhà thơ? Nếu không có những vui, buồn trong cuộc sống với nhà thơ, nếu trong trái tim nhà thơ không còn sự rung động, liệu nhà thơ có thơ không? Sau tất cả những vui, buồn đã gặp, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhà thơ, nhà thơ đặt bút viết, bài thơ tự nhiên chảy một mạch liền. Khi nhà thơ viết xong bài thơ, tôi có cảm giác nhà thơ như người mẹ trẻ đi ra từ nhà hộ sinh, trên tay bế đứa con vừa mới chào đời. Lòng bỗng nhẹ nhõm và tràn ngập niềm vui. Thơ đòi hỏi sự trải nghiệm bao nhiêu thì thơ lại đòi hỏi phải tươi non bấy nhiêu. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thơ đã làm tròn bổn phận vinh quang, đã tạo ra những bài thơ hay, những thế hệ nhà thơ xứng đáng với lịch sử dân tộc. Những chi tiết thơ từ thực tiễn kháng chiến đã vào thơ, đẩy thơ Việt Nam lên một tầm cao mới. Vì thực tiễn phù hợp với lịch sử mà thơ Việt Nam âm vang một niềm kiêu hãnh hướng về phía trước với niềm tin vô hạn. Tất cả sức mạnh của dân tộc Việt Nam đã được huy động, tạo cho thơ một thời đại không phải bao giờ cũng có. Có lẽ vì thế mà các nhà thơ thời thơ mới như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên… đã chuyển mình kịp thời cùng với các nhà thơ lớn lên cùng kháng chiến: Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Hồng Nguyên, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Trần Hữu Thung, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Thạch Quỳ, Xuân Quỳnh, Nguyễn Trọng Tạo… và rất nhiều nhà thơ khác tạo nên đội ngũ các nhà thơ cách mạng hùng hậu.
 Nếu thơ mới (1930-1945) đã vượt qua quá khứ trì trệ và  góp phần đào tạo ra thế hệ các nhà thơ kháng chiến thì chính thơ kháng chiến đã làm mẫu mực cho những người cầm bút thế hệ sau. Thơ kháng chiến không tạo ra thêm những thể loại mới nhưng nó có công rất lớn trong việc đưa ngôn ngữ mới vào thơ. Ngôn ngữ ấy là của nhân dân lao động, những ngưới lính cầm súng góp phần tạo ra. Các nhà thơ đã thuần dưỡng và sử dụng một cách rất hồn nhiên. Thơ cổ vũ nhân dân và đến lượt, nhân dân đón đọc và cổ vũ làm cho thơ Việt Nam không ngừng phát triển và tươi mới. Sự cộng hưởng giữa thơ với người đọc tạo nên một bức tranh sinh động và huyền ảo, góp phần làm phong phú hơn vẻ đẹp tinh thần của con người. 
 Thơ là cảm xúc dâng tràn, nhưng cảm xúc nào cũng chứa đựng nội dung. Nội dung hay hình thức đều bắt đầu từ cảm xúc mà hiện hình lên. Những hình thức mà các nhà nghiên cứu phát hiện không thể bao trùm hết thơ. Thơ bao giờ cũng muốn bứt tung ra ngoài các hình thức đã được khái quát. Thơ là riêng biệt. Thơ trừu tượng, khái quát bằng hình tượng nên không thể lấy sự cảm nhận của người đọc này áp đặt thành sự rung động cho người đọc khác. Thơ hay còn cần thiết chờ đợi sự kiểm nghiệm qua thời gian và qua nhiều thế hệ tiếp nối khác nữa. Tất cả những nhà thơ lúc nào cũng hồi hộp cùng những bài thơ của mình đi trên cầu dẫn đến phía cuối đường, nơi có cánh cửa cuối cùng. Không phải bài thơ nào cũng qua được và nếu qua được cánh cửa vô hình ấy, thơ sẽ tồn tại và đó chắc chắn là thơ hay. Có người cho rằng thơ có thể một thời và thơ hay mới của nhiều thời! Nói thế nào là thơ hay, khi trả lời tôi sợ chủ quan trước “ban giám khảo” quá khó tính, đó là thời gian và công chúng. 
 Lớp trẻ chúng tôi thật may mắn khi lớn lên, thơ Việt Nam đã có bề dày lịch sử đầy đặn, đã tạo nên một vườn hoa tỏa nhiều hương sắc. Lịch sử văn học nói chung và riêng thơ rất công bằng khi đòi hỏi thơ phải vượt lên khẳng định mình thì chính cuộc sống cũng tạo ra tiền đề để các nhà thơ tài năng có cơ hội bứt phá. Các nhà thơ trong hai cuộc kháng chiến, thực tiễn thời ấy cũng tạo ra các điều kiện để họ vượt lên khẳng định mình cao hơn, xa hơn. Đó là đất nước có chủ quyền và tiến hành hai cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc. Và như trên tôi đã nói, những nhà thơ kháng chiến đã thành công, kế tục, phát triển xứng đáng với nền thơ Việt Nam hiện đại mà thơ mới đã mở đường.
 Mang trong mình niềm tin đã được kiểm chứng đó, tôi nghĩ về thơ của các nhà thơ trẻ hiện nay. Nếu các nhà thơ kháng chiến đắm mình trong các cuộc chiến đấu với mục tiêu giành độc lập dân tộc thì các nhà thơ trẻ hiện nay lại đắm mình vào cuộc chiến khác, cuộc chiến thoát nghèo vươn lên giàu có trong nền kinh tế thị trường. Trong giai đoạn đất nước mò mẫm tìm đường đi, đời sống khó khăn, thơ cũng mất mùa. Nhưng sau 1986 thơ Việt Nam đã có khởi sắc và vượt lên, phải kể từ các nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Tuyết Nga, Mai văn Phấn, Dương Thuấn, Phạm Thị Ngọc Liên, Trương NamHương… Trong thơ họ, tính khái quát khá cao. Bước qua lối mòn của thơ vần điệu mà vươn lên nhạc điệu. Hình thức thơ vượt qua các thể loại đã mòn, tạo ra hình thức thể hiện mới hơn. Ngôn ngữ dày, đa vỉa tầng, đọc phải suy ngẫm. Cái hay của thơ thời kinh tế thị trường thường nằm sâu hơn. Có người cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc như một đặc điểm vốn có của thơ. Tôi nghĩ không hẳn như vậy. Ngày nay càng thấy rõ vì cuộc sống không chỉ một mục tiêu mà nhiều mục tiêu. Thực tiễn mở ra rộng lớn, tình cảm con người phức tạp hơn nhiều lần. Thơ phải khái quát các tình cảm trừu tượng bằng các hình tượng vừa thực vừa mơ, phải thuần dưỡng ngôn ngữ mới còn nhiều xa lạ. Thơ các nhà thơ trẻ không thể dễ thuộc như xưa.
 Nói đến thơ hay là phải nói tới người đọc hay. Thời thơ mới, được đón nhận từ những người trẻ tuổi, trong số đó đa phần là học sinh, sinh viên, thanh niên. Thơ kháng chiến dường như toàn dân đọc nhưng trước hết vẫn là những người trẻ tuổi đang hướng về cuộc chiến đấu. Thơ mới và thơ kháng chiến ăn sâu vào tâm trí người đọc đến mức nhiều bạn đọc an nhiên, thơ là như thế! Người đọc thơ vài chục năm nay bị ảnh hưởng quá khứ quá nhiều nên ít đọc thơ các nhà thơ trẻ. Ngay một số ít nhà thơ thành danh cũng chưa thoát ra khỏi thơ truyền thống nên đọc thơ mới theo mắt cũ. Khi thế giới, các nước nương tựa vào nhau, hội nhập thì thẩm mỹ thơ đang có nhiều thay đổi. Hội thơ rằm Nguyên tiêu hàng năm thả thơ lên trời, dư luận  năm nào cũng còn nhiều ý kiến. Điều này cho thấy thơ hay còn nhiều quan niệm khác nhau. Tuy vậy, xu hướng đang dần tiến bộ. Tôi tin thơ trẻ sẽ đến lúc chiếm lĩnh thi đàn vì nó vừa biết kết hợp hài hòa những ưu điểm vượt trội của các thế hệ cầm bút đi trước, vừa bứt phá mạnh mẽ, táo bạo nên nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu đọc của lớp trẻ. Tuy nhiên, trong thơ trẻ hiện nay có khá nhiều tác giả viết quá bế tắc trong cách nhìn. Họ chưa nhận thức được con người cụ thể có thể bế tắc nhưng cuộc sống thì không. Bản chất cuộc sống luôn tự tìm được đường đi, những cái nhìn bế tắc không phù hợp với cuộc sống. Cuộc sống phát triển rất nhanh, cái mới bị cũ đi nhanh chóng. Con người đang tập trung cho cái ăn, cái mặc, chừng mực nào đó nhiều người chưa quan tâm nhiều đến thơ.
 Thơ trẻ có hay không? So với những người trẻ tuổi làm thơ hiện nay thì những nhà thơ trẻ có thơ hay chưa nhiều. Nhưng nếu đọc kỹ sẽ thấy thơ trẻ có nhiều phát hiện mới, lạ, táo bạo trong hình ảnh và hình thức thể hiện. Thơ trẻ phần lớn vượt qua thơ vần điệu để đến với những câu thơ có nhạc. Ngôn ngữ thơ mới được thuần dưỡng cần có thời gian chiêm nghiệm. Đã hiện hình lên những khuôn mặt mới từ nhiều vùng trong cả nước, bước đầu được công chúng quan tâm: Đinh Thị Như Thúy, Lê Vĩnh Tài, Phan Huyền Thư, Trần Tuấn, Nguyễn Phan Quế Mai, Trịnh Sơn, Nguyễn Đăng Khương, Trương Trọng Nghĩa…
 Thơ hay, đặc biệt là thơ của các tác giả trẻ đã và đang dần phát lộ, rồi cũng sẽ được kiểm chứng qua thời gian.

HUỲNH THÚY KIỀU




Xem tiếp…

TIẾNG QUỐC KÊU - Trúc Thanh Tâm

10:10 PM |
Đời tôi là cả đời thơ
Gởi quê hương, gởi ngày xưa của mình

Mẹ kể, tản cư về Ông Hổ
Nhà nội gần sông, lợp lá dừa
Cha đi giữ nước từ dạo đó
Gió lùa khóm trúc, tiếng gà trưa!

Tóc nội dần pha bông gòn chín
Là biết đời tôi thêm lớn khôn
Thương nọc trầu vàng, hàng cau trắng
Nhìn khói đốt đồng, rạ cháy lan!

Lòng mẹ như con sông êm ả
Lớn ròng, xuôi ngược cả đời tôi
Vườn sau chim hót bình yên quá
Còn thấy riêng tôi một khoảng trời!

Khoai lùi tro nướng thương mùi khói
Mát lòng từng ngụm nước mưa thơm
Quày chuối nghiêng cây vừa chín bói
Đậm đà như cá lóc nướng rơm!

Gần tết, tát đìa đông vui quá
Tôi xuống quậy sình để bắt hôi
Đâu chơi trốn kíếm mà ma giấu
Giấu suốt một thời tuổi thơ tôi!

Nội lại dọn nhà về miệt dưới
Long Xuyên từ đó cách xa hơn
Bìm bịp kêu, nhớ mùa nước nổi
Nước mắt rơi, tôi đã biết buồn!

Làm sao quên được Cần Thơ Bé
Có cô bạn nhỏ thật đáng yêu
Hôm nay về lại nhiều thay đổi
Qua cầu Hoàng Diệu gió trời reo!

Xuống bến Ô Môi nhìn con nước
Nhớ mẹ chèo xuồng đi chợ khuya
Bông tràm bay trắng trời mơ ước
Đâu rồi tiếng quết bánh phồng xưa!

Giờ đây, bóng mẹ không còn nữa
Nhìn lại mình, tóc nhuốm muối tiêu
Thương cuộc sống nầy, lòng se thắt
Nghe lạc bên đời tiếng quốc kêu!


TRÚC THANH TÂM


Xem tiếp…

KHÚC TRẦM TƯ - Chùm thơ Nhật Quang

9:06 PM |

Tác giả Nhật Quang. Họ tên Nguyễn Nhật Quang
Năm sinh: 1959, nghề nghiệp: Họa sỹ     
Địa chỉ: TCH 36, P. Tân Chánh Hiệp.Q12, TP.HCM     
ĐT: 0975764469. Email: nhatquang18@gmail.com     
Hiện nay thơ Nhật Quang xuất hiện trên nhiều website văn học nghệ thuật trong và ngoài nước, một số hợp tuyển văn chương nhiều tác giả.
Phan Nam trân trọng giới thiệu chùm tác phẩm tiêu biểu:

KHÚC TRẦM TƯ

Tôi chàng trai ngoại đạo
Ngày ấy lãng đãng mơ yêu...
ngẩn ngơ dưới tháp chuông nhà thờ
khi hoàng hôn tím buông chiều
Rong ruổi,thầm yêu
tà áo dài trắng trinh nguyên,những chiều tan lễ.

Rồi tình yêu đến đong đầy, mơ say...
ấp ủ hương nồng bao mùa xanh lá
Từ đó tôi chọn em làm Thập giá
đem đức tin đóng đinh, làm chứng con tim
và tôi nguyện xin...
Có thể những lời cầu xin không đến được với em.

Chợt một ngày,em hờ hững... quên đi bao hen ước...
Cô gái má hồng hát khúc dân ca sang sông không lời giã biệt
Hương tình ấp ủ,mộng vỡ xót xa
Mưa xối xả, rưng rưng chiều tháng Sáu
Văng vẳng cung đàn sầu lắng đọng niềm đau
Đêm trầm tư đắm mình trong khoảng lặng...

Cây thập giá vô hồn từ độ ấy...
Nhưng niềm tin tôi vẫn thường ước ao
Ngày ngâu ray rứt mưa tháng Bẩy
Ô thước bắc cầu cho mình lại gặp nhau
Em ơi! Ngân Hà ai biết nông sâu?
Để tôi vắt vấn vương treo hai bờ mong đợi.

MƯA ĐÊM

Tiếng mưa buồn tí tách rơi hiên vắng
Đêm buông chùng chạm hơi thở chiêm bao
Mưa giăng mắc, nhòa phai màu dĩ vãng
Giọt vơi đầy, hồn khắc khoải xanh xao

Mưa ơi! Mưa đừng ướt lên màu áo
Thấm vai gầy, giá lạnh bóng đơn côi
Mưa thôi rơi rưng rưng lên ánh mắt
Ươm nắng vàng hong kỷ niệm xa xôi

Mưa đêm chập chùng giăng muôn lối
Góc phố xưa lặng tím cả khung trời
Em có hay, đêm nằm nghe mưa đổ
Rứt ray lòng, nức nở khúc phai phôi.

CA DAO TÌNH MẸ

Mẹ là câu hát lời ru...
Cho con tròn giấc đêm thu ngọt ngào

Mẹ là câu hát ca dao
Ru con đẫy dáng bước vào thời gian

Mẹ là hương nắng tỏa lan
Ấm nồng khi gió đông mang lạnh về

Mẹ là rặng trúc bờ tre
Cho con bóng mát trưa hè thênh thang

Mẹ là trăng sáng mơ màng
Cho con thỏa khúc thu vàng vui tươi

Mẹ là ngọn gió chơi vơi
Cho con chắp cánh ươm ngời ước mơ

Mẹ là ý đẹp hồn thơ
Cho con lãng đãng mộng mơ vào đời

Tình Mẹ sánh ví biển trời
Cho con lẽ sống tình người yêu thương

Dù con đi khắp bốn phương
Vẫn bên lòng Mẹ náu nương tháng ngày.

BÂNG KHUÂNG CHIỀU  

Chiều rơi ngoài ngõ vắng
Ngập ngừng bước chân qua
Tiễn ngày đi vội vã
Chỉ còn ta với ta

Chiều Xuân về lặng lẽ
Tóc xanh ngả màu phai
Suy tư lên vầng trán
Nghe nhịp thở đêm dài

Hanh hao ngày tháng cũ
Bao kỉ niệm thiết tha
Những đêm hồng mơ ước
Mặn nồng tình đôi ta

Thời gian không ngừng lại
Tháng ngày chợt phôi pha
Người về nơi xứ lạ
Cho mắt buồn lệ sa

Thôi em tình nhạt nhòa
Đời sao lắm phong ba
Tìm vui trong kỷ niệm
Để ta còn thấy ta.                  


NHẬT QUANG


Xem tiếp…

BÀI THƠ VỢ BỎ - Bình Địa Mộc

10:08 AM |
BÀI THƠ VỢ BỎ

dăm bữa cơm chiên
một bữa khét đặc trưng
mùi gạo mùa
đánh dấu chương trình thời sự
buổi sáng hấp dẫn
trong bối cảnh mì ăn liền
xôi đỗ đen cạnh tranh khốc liệt
hủ tiếu trở thành món ăn xa xỉ

áo sơ mi quên giặt
mùi mồ hôi muối đi đâu cũng nhớ
khẳng định lòng thủy chung
mất dần thị trường hôn nhân
tiếng nước xả toilet
đấu khẩu loa phóng thanh
sợ con nít chạy ngược chiều

đôi giày da há mồm
mai phục chuỗi chương trình
khuyến mãi đặc biệt
quà tặng không ghi tên người gởi
chiếc cà vạt màu huyết dụ
kỉ niệm mối tình đầu tiên bốc khói
ai nhắc bỏ thuốc lá quên rồi

mũ bảo hiểm sứt quai
còn mác tem xịn minh chứng
sự dối trá hoàn hảo
con chó vàng nằm nghe nhạc không lời
thè cái lưỡi đỏ hỏn
bài thơ người đàn ông vợ bỏ
bốc mùi mắm tôm.

NHỮNG CHIẾC GHẾ TRỐNG Ở CHIỀU NGƯỢC LẠI

chiếc ba lô lùa thùa
giấu giấc mơ dời non lấp bể
hình thành từ ngày chập chững vào lớp một
những dãy nhà
những hàng cây
những bụi rậm
mất dần sau ô cửa lạnh ngắt
biển báo tốc độ bốn mươi ki lô mét trên giờ
sừng sững hai bên
loáng thoáng hình ảnh bạn sinh viên năm nhứt
về quê ăn Tết

ông đi thăm cháu
nhét giỏ gà dưới gầm xe ngủ gục
giật mình chụp thành ghế lắc lư
theo tiếng nhạc sến hắt ra từ đầu đĩa CD trầy trật
vài đồng chí cảnh sát giao thông
theo dõi lộ trình nửa chừng bỏ cuộc
bác tài xế luống tuổi cười khà
vuốt vô lăng đánh võng qua khúc cua đen sì
đến đoạn xuân nầy con không về não nuột
tiếng sụt sùi đứt quãng
sau hàng ghế công nhân

một chị đi làm ăn xa
lâu ngày chưa về nhớ quê da diết
cầm tấm vé quốc doanh
giá tăng đột biến sáu chục phần trăm xuýt xoa
điện thoại người thân
đón trước cổng làng sợ lạc
nồi bánh chưng nấu dở
lục tìm ký ức tuổi hai mươi quay quắt
chiếc khăn choàng cổ
phảng phất mùi nước hoa rẻ tiền
ngào ngạt hương bay

hôm qua họ còn ngồi đây
trên chuyến xe từ thành phố tỏa về mọi ngả
chen chúc, phờ phạc, bật bã
nét ưu tư kẻ chỉ bức tranh tháng giêng xanh
họ, hai tay ôm túi xách
ba lô, giỏ gà, kể cả giấc mơ một thời ướt sũng
nhưng ở chiều ngược lại
những chiếc ghế trống trơn, có thể
bù vào sáu chục phần trăm giá vé tăng đột biến
nhưng không thể
lấp khoảng trống cô đơn
bù vào một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày
chờ đợi…


BÌNH ĐỊA MỘC


Xem tiếp…

NGHĨA ĐỊA XANH - Châu Thạch

7:38 AM |
DƯ HƯƠNG
(Tặng người xưa ấy)                  

Con Vành Khuyên ngày xưa hót trong lớp
Má môi ai làm thắm một khung đời
Ai tiếng cười như ngọc nhẹ nhàng rơi!
Và giọng nói vào hồn ta ấm quá!

Bốn mươi năm đời rẽ chia hai ngã
Hai người đi hai hướng, hai cuộc tình
Ta trong lòng vẫn nhớ những bình minh
Đường hương lúa thơm lừng ta đón đợi.

Vào lớp học hồn ta như đổi mới
Không nhìn bài mà chỉ có nhìn em
Trong mắt kia ta thấy nắng êm đềm
Trong môi ấy ta nghe mùi thơm mật.

Ôi tuổi trẻ, tình yêu ta rất thật
Rất ngây thơ và rất trắng, rất trong
Những dư hương còn ép ở trang lòng
Thoáng ngào ngạt mỗi lần ta chợt nhớ .

ĐÊM ĐÀ NẴNG                     

Thành phố đắm mình trong giấc đêm
Hàn Giang uốn khúc chảy êm đềm
Cầu Rồng yên lặng nằm suy tưởng
Tất cả đang say giấc ngủ mềm.

Bổng đâu tiếng trống đập vang rền
Tiếng nhạc xập xình vang vọng lên
Như ngàn tiếng đạn bay trong gió
Hoảng hốt, nhà ai tốc chiếu mền.

À ra tiếng động chốn ăn chơi
Ở chốn lầu cao vọng khắp nơi
Không tường, không vách ngăn âm lại
Cứ để âm thanh động bốn trời.

Đất nước bình yên đã rất lâu
Đêm về bình tịnh suốt canh thâu
Anh công nhân ngủ nằm yên giấc
Cụ lão say mơ mộng gối đầu.

Nay luật an dân để ở đâu
Từng đêm sấm sét vọng trên đầu
Tai người quyền chức nghe hay điếc?
Còn để cho dân thức trắng sao?

NGHĨA ĐỊA XANH

Nghĩa địa xanh chôn những mồ xác lá
Trên nấm mồ cây chết đứng chơ vơ
Những cành khô chới với nhánh tay hờ
Như níu kéo phao mây trời cứu hộ. 

Mây ngạo nghễ cứ trôi qua bán bổ
Con sói già không có chốn nương thân
Con chim non chết trong tổ mộ phần
Vì mẹ nó không bao giờ quay lại. 

Nhớ thuở ấy núi xanh dường thảm trải
Rừng nối rừng qua những đỉnh cheo leo
Cây tiếp cây xuống dốc lại lên  đèo
Cảnh xen cảnh vườn địa đàng muôn thú. 

Những sinh vật chọn ngôi nhà xanh trú
Sống phong lưu tự tại giữa rừng hoang
Đêm bên sông uống từng ngụm trăng vàng
Ngày ăn trái ngàn thơm trời chẳng cấm. 

Thời hoàng kim của hoa rừng sắc thắm
Những rừng hương cứ  thả gió thơm bay
Bướm và ong nhộn nhịp đến từng bầy
Chúng vận chuyển đem cho đời lắm mật. 

Nay núi chỉ còn trơ da mặt đất
Hồn ma thiêng núp bóng ở trong mưa
Biến thành bao cơn lũ quét không chừa
Từng gốc rạ, cọng rơm, mái nhà ra biển .


CHÂU THẠCH

Xem tiếp…

NGHĨ VỀ THƠ TRẺ - Vũ Thanh Hoa

10:31 AM |

Có những tác giả tuổi rất trẻ nhưng viết những câu thơ “cũ kỹ, cằn cỗi”. Bởi những vấn đề ấy, tâm trạng ấy, những ngôn từ ấy, thế hệ nhà thơ đi trước đã đào xới và vun bón thành những trái ngọt sum suê được trải nghiệm bằng cả cuộc đời họ đi cùng lịch sử có đủ huy hoàng và mất mát, thế hệ sau nếu vẫn lặp lại một cách nông cạn và tẻ nhạt thì chỉ là những phiên bản lỗi…
Thơ trẻ tức là tác giả đang tuổi trẻ?
Vừa qua Rằm Nguyên Tiêu, cũng là Ngày thơ Việt Nam, tôi chợt nghĩ một chút về thơ trẻ. 
“Anh ở lại phố nghèo
xuân biết má hồng xiêm em ngọt
Quả môi thơm đầu mùa
Vườn ổi hương
chim thương thường đến ăn hạt nhớ
Mái à ơi mưa nguồn
Mi khép góc phùn đông”
Và:
“tiếng kêu là kinh cầu
những thế kỷ chờ đợi
tôi thèm sống như thèm chết
giữa hơi thở giao thoa
ngực cháy lửa
tôi gọi khẽ
em…”
Hẳn nhiều người nghĩ đây là thơ của thế hệ 8X,7X… tức là của những nhà thơ trẻ đương đại (mà chúng ta quen nghĩ “trẻ” là tuổi ghi trong lý lịch) nhưng thực ra đó là thơ của nhà thơ sinh năm 1929, mất năm 2008 - nhà thơ Lê Đạt và nhà thơ sinh năm 1936, mất năm 2006 - nhà thơ Thanh Tâm Tuyền.
Vậy thì “thơ trẻ”  không đóng khung trong cái nghĩa hẹp của tuổi tác giả, mà có thể coi “Thơ-Trẻ” ở chỗ nó “đang chuyển động, đang gợi một giải thoát mới, một hướng mở mới”. Thật khó nếu đòi hỏi những người trẻ mỗi khi cầm bút là phải làm một cuộc cách mạng thế kỉ, phải mang đến một tác phẩm đột phá xuất sắc nhưng trong mỗi bài thơ, mỗi câu thơ, mỗi từ dùng, cần để lại dấu ấn của một quan sát, một cảm nhận, một suy ngẫm khác lạ.
Có những tác giả tuổi rất trẻ nhưng viết những câu thơ “cũ kỹ, cằn cỗi”. Bởi những vấn đề ấy, tâm trạng ấy, những ngôn từ ấy, thế hệ nhà thơ đi trước đã đào xới và vun bón thành những trái ngọt sum suê được trải nghiệm bằng cả cuộc đời họ đi cùng lịch sử có đủ huy hoàng và mất mát, thế hệ sau nếu vẫn lặp lại một cách nông cạn và tẻ nhạt thì chỉ là những phiên bản lỗi. Cũ kỹ còn là sự trùng lặp nhau, giống từ ý tưởng tới phong cách, như nhà thơ Phan Hoàng có lần nhận xét: “Khi đọc thơ của một số tác giả trẻ hiện nay, nếu che đi tên của họ thì sẽ chẳng phân biệt được bài thơ nào là của ai vì viết cứ na ná nhau!” 
Trẻ luôn cần mới và lạ
Nhưng nếu tách rời tuổi của tác giả với tác phẩm của họ, cũng là cách nhìn phiến diện. Mỗi thời đại đều ảnh hưởng sâu sắc đến cảm nhận của người nghệ sĩ. Khi giá trị Chân -Thiện - Mĩ của thời đại thay đổi cũng như mối tương quan toàn cầu ảnh hưởng sâu sắc đến những người trẻ, thì tất yếu nhận thức của họ sẽ thay đổi theo. Và vấn đề của họ là viết ra sao, để những độc giả, những đồng nghiệp, những nhà phê bình thấy họ thực sự “trẻ, mới, lạ” một cách “thuyết phục và hay”. 
Những người viết trẻ vẫn đang tìm những con đường khác nhau để đi. Họ tìm sự thay đổi về hình thức thể hiện: cấu trúc ngắt dòng, phân mảnh hoặc lắp ghép, liền mạch theo lối văn xuôi, đưa ngôn ngữ nói vào thơ, sử dụng những dấu chấm câu khác biệt, cố ý không theo trật tự quen thuộc… Họ tìm sự thay đổi về tư duy sáng tác: thơ viết với trường liên tưởng rộng, đa chiều, đa nghĩa, các biện pháp hư cấu, ẩn dụ, ảo giác, đào sâu cái “tôi” bản thể, đồng thời gửi gắm những thông điệp có thể rất trừu tượng có thể rất gồ ghề trần trụi tạo những ấn tượng khác hẳn với thế hệ thơ thiên về cấu trúc vần điệu, hình tượng theo nguyên mẫu đời sống hiện thực, ngợi ca về con người công dân mang những bổn phận và trách nhiệm rập khuôn, trong giới hạn an toàn. 
Những thách thức với thơ trẻ 
Hàn Mạc Tử có bài thơ đăng báo đầu tiên khi 14 tuổi, Chế Lan Viên viết tập thơ Điêu tànkhi 17 tuổi, quả là “tài không đợi tuổi”. Vẫn luôn có những tranh luận gay gắt, những quan điểm trái chiều về Thơ trẻ. Những giá trị mới thường không dễ được công nhận tức thì. Có ý kiến cho là Thơ trẻ hiện nay đánh đố người đọc, thiếu nhạc tính, rối chữ, lủng củng và vì thế khó tiếp cận, khó cảm thụ. Viết mới-lạ nhưng những nhà thơ trẻ cần tìm cách kết nối được các thế hệ người đọc. Dám khai mở, bứt phá nhưng thơ vẫn giàu cảm xúc trí tuệ, tinh tế và sang trọng. Làm thơ là hướng tới những giá trị cao đẹp, văn minh, không phải để chiều theo thị hiếu tầm thường, dễ dãi. Đi đôi với cách tân câu chữ, cần chú trọng đến tư tưởng của bài thơ, những ám ảnh thời đại, những cảm nhận sâu sắc, nhân văn. 
Nhà phê bình Chu Văn Sơn có nói: “Không nên dùng thước đo ngày xưa để đánh giá thơ trẻ hôm nay. Khi một tác phẩm mới ra đời có nhiều luồng dư luận, lại là một điều đáng mừng. Thơ có nhiều nhóm khác nhau và nhiều quan điểm khác nhau, đó chính là sự phát triển. Đã qua cái thời có duy nhất một thủ lĩnh làm thỏa mãn mọi thị hiếu người đọc.” 
Hi vọng những tác giả trẻ bằng tài năng và nhiệt huyết của thời đại mình sẽ tạo được những dấu ấn mạnh mẽ cho thơ trẻ nước nhà.


VŨ THANH HOA



Xem tiếp…

CUỘC TRÒ CHUYỆN LÚC KHÔNG GIỜ - thơ Trần Vương (Quảng Nam)

9:15 AM |
CUỘC TRÒ CHUYỆN LÚC 0 GIỜ

Tết
hoa nở
nụ cười nở
nếp nhăn nở
tiếng chuông điện thoại reng reng lúc 0 giờ
niềm vui vượt vĩ tuyến
Cha kể con nghe chuyện vui chuyện vẻ
chuyện một mình
gói bánh tét bánh chưng
chuyện ngày xửa ngày xưa ngày nay ngày nọ
chuyện một mình
lọ mọ
đứng canh xuân

Con kể cha nghe giấc mơ phố thị
trên con đường thườn thượt lá vàng bay
những bữa cơm hai ngàn đầy thịt cá
những ly trà miễn phí giải nắng say
Con kể cha nghe cung đường ánh sáng
mở ra mê lộ
mở ra niềm tin bất tận
mở ra những linh hồn…
Xuân ba mươi líu lo vòm lá
xuân ba mươi nặng bước vai đầy...
 đón xuân nợ một đường cày
đón xuân nợ một nét gầy tuổi xuân.

NGHỊCH ĐỜI

sao không giỗ mẹ cha lúc sống
khi chết rồi có nghĩa gì không?
mâm cao cỗ đầy mã vàng rượu ngoại
để ai hưởng hơi?
hay để tế ruồi!

vuốt nhẹ nỗi đau
nỗi đau bật khóc
chăm sóc con mình
dầm thấm nghĩa
cưu mang.

lúc trắng tay mới hay
đã muộn
mâm cao cỗ đầy
quỳ lạy
muỗi ruồi
ăn!

TRẦN VƯƠNG




Xem tiếp…

Châu Thạch MỘT HÌNH TƯỢNG ĐẸP

2:47 PM |
Tác giả: Châu Thạch, họ và tên thật: Trương Văn Trạn. Sinh năm 1943 tại Quảng Nam
Hiện trú: 75 Phan kế Bính, Thuận Phước, Đà nẵng.
Quá trình sáng tác: Khởi viết trên văn nghệ Đất Đứngvăn nghệ Bông Tràm từ khi thành lập trang web. Hiện nay đăng thơ và cảm nhân thơ trên nhiều trang website trong và ngoài nước. Đã tham gia nhiều tuyển tập văn thơ nhiều tác giả: thơ Đường đất Việt, hợp tuyển văn thơ Bông Tràm, tuyển tập Đất Đứng, văn nghệ Trời Nam, hợp tuyển “Một thời để nhớ” (NXB Hồng Đức, 2015)… Chưa có tác phẩm in riêng.
ĐT: 0511.3894610. Email: truongvantran@hotmail.com
Phan Nam xin trân trọng giới thiệu tác phẩm tiêu biểu:

TÌNH TỰ

Hãy nhìn lên khoảng cao đi anh
Có những ngôi sao rơi rất nhanh
Ánh sáng vèo qua về đất lạnh
Bóng đêm vụt lấp kín trời xanh
Mỗi vì tinh tú tan trên ấy
Một khối tình yêu vỡ dưới trần
Chắc sẽ chia ly nhiều biết mấy
Lòng em cảm thấy cứ phân vân.

Lòng em cảm thấy cứ phân vân
Băng thạch hằng hà trên dải Ngân
Nếu rụng điềm sầu đi mãi miết
Thì sa dòng lệ cứ vô ngần
Biết bao ước hẹn mà ly cách
Sẽ lắm phủ phàng đến rẽ phân
Lạnh lắm anh ơi ngồi xích lại
Và lau nước mắt cứ tuôn dần .

NẾU EM VỀ THĂM BÌNH THẠNH

Nếu em về thăm Bình Thạnh (*)
Hãy cho anh tháp tùng theo với
Thơ ở đây khác chi mùa xuân mới
Tình ở đây xao xuyến trăng rằm.

Ta sẽ như hồi tiền kiếp xa xăm
Tay âu yếm dắt nhau về Tháp Cổ
Và nhắc lại những lời xưa thổ lộ
Vẫn còn ghi trong thớ đá ngàn năm.

Em hãy nói yêu một tiếng rất đằm
Đá sẽ vọng lại lời em thỏ thẻ
Lời của đá hôm nay em nhớ nhé
Là lời tình em tỏ buổi hoang sơ

Để biết duyên ta không phải tình cờ
Để biết tình ta có từ vạn kiếp
Để biết thời gian cách chia ngàn nhịp
Ta và em vẫn tái ngộ cùng nhau.

Nếu em về thăm Bình Thạnh
Hãy cho anh tháp tùng theo với
Vì ở đó có nhiều người ngóng đợi
Mong anh về ở giữa làng thơ

Để em biết rằng ở đó trăng mơ
Khác với những vầng trăng nơi khác
Trăng Bình Thạnh dát vàng dát bạc
Của ngàn năm hoá vào mỗi con người

Em sẽ thấy hồn mình lại xanh tươi
Dẫu phố thị đã làm em héo úa
Trong Tháp Cổ thời gian dừng dải lụa
Và thăng, trầm bình tịnh lại cùng em.

Nếu em về thăm Bình Thạnh
Hãy cho anh tháp tùng theo với
Những đường đất, những khu vườn em tới
Những con người em gặp cũng là thơ

Anh và em sẽ rất bất ngờ
Khi chợt tỉnh nhớ tình yêu thuở trước
Dưới Tháp cổ hai ta cầu lưu phước
Cho tình mình mãi mãi, thiên thu.
______________________________
(*) Bình Thạnh: Một làng nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Nơi đây có ngôi Tháp Cổ quý hiếm tồn tại từ thế kỷ thứ 8 đến nay. Nơi đây hiện có hội thơ Tháp Cổ Bình Thạnh được yêu mến trên diễn đàn văn học.

PHƯƠNG ÁO TRẮNG

Anh cứ mơ về thời quá khứ
Mái trường xưa thành gạch vụn lâu rồi
Áo trắng xưa bay về phương trời áo trắng
Bỏ Cổ Thành loang lổ một vầng trăng.

Anh cứ mơ về thời quá khứ
Bụi cỏ xôn xao dưới gót ngọc sân trường
Áo trắng bồng bềnh phố nhỏ mờ sương
Em cứ đi, đi về phương trời áo trắng.

Phương áo trắng mờ trong dĩ vãng
Bóng em nhoà thành cả một chân trời
Chăn chiếu anh nằm gánh hết chơi vơi
Đêm choàng tỉnh, đêm lạnh lùng cô quạnh.

Có một bữa anh thấy đời hết lạnh
Ngày hội cựu học trò ta được đứng bên nhau
Bốn mươi năm áo trắng đã thay màu
Em âu yếm nhìn anh đầu bạc trắng.

Rồi em đi bỏ lại anh khoảng lặng
Con đường xưa lau trắng ngập trong mơ
Anh lại lang thang tháng đợi năm chờ
Những đêm mộng đi về phương áo trắng.

GIÃI BÀY 

Nếu hạt giống không tan ra trong đất
Thì làm sao cho hoa trái ngày sau?
Nếu cuộc đời không lấm vết thương đau
Thì đâu biết cõi tâm thần tinh khiết?

Đường trần gian để cho người minh triết
Chiêm nghiệm ra lẽ thật rất sâu xa
Chết chỉ là thay đổi một đời hoa
Lấy hạt giống để gieo vườn hoa khác

Sự đẹp đẽ không bao giờ thất lạc
Chỉ rụi tàn sự xấu cõi hư vô
Thân xác nầy chỉ là bụi đất thô
Mà vẽ đẹp linh hồn là vĩnh cửu.

Nếu cứ trách vì sao tôi buồn khổ
Tôi đau thương vì ly biệt người thân
Sao vinh quang tôi không nhận đủ phần
Mà thua thiệt đời cho tôi hưởng trọn

Xin hãy ngắm loài ve sầu dưới đất
Khổ bao năm để hát trọn mùa hè
Xin hãy nhìn mầm nhú một chồi tre
Nứt chậm chạp để thành rừng xanh biếc.

Nếu cứ để u sầu tuôn mải miết
Cứ đặt ra câu hỏi suốt thời gian
Thì ai ơi sao tìm được vẹn toàn
Vì ở đó cao xa vời vợi lắm

Mà trí ta thì dục tình say đắm
Mà hồn ta thì ma quỷ gông cùm
Đêm kéo dài cho đến phút lâm chung
Ngày đâu đến với con người bi luỵ.

Hãy vui sống bạn ơi đừng mộng mị
Nhìn rất gần sẽ thấy chuyện cao xa
Biết bao điều khải thị ở quanh ta
Mà trời đất đã giãi bày nguyên ý.

Cứ vui sống sẽ thông điều chân lý
Hãy yêu đời, đời sẽ giải nghĩa yêu
Đừng bi quan khi bóng ngả xế chiều
Vì quy luật ngày mai trời lại sáng .

MỘT HÌNH TƯỢNG ĐẸP
      
Người đàn bà ôm đứa bé trong lòng 
Cả mùa xuân khô trên cánh tay thiếu phụ 
Nào đâu những đóa hoa rực rỡ ngoài đời 
Nào đâu ánh nắng huy hoàng chạy dọc các hàng tre 
Đâu chân trần và tiếng ca thỏ thẻ
Dung dăng dung dẻ, tung tăng.

Bát cháo loãng trên cánh tay từ thiện
Tình yêu thoang thoảng hương thơm
Mớm từng thìa, từng thìa
Hồi sinh sự sống đóa hoa môi.

Những trang sách dông dài kết tội
Những lời triết lý cao siêu
Những dự ngôn đem hạnh phúc cho đời
Trở thành rơm rác
Tại nơi đây.

CHÂU THẠCH



Xem tiếp…