Tạp chí Đất Quảng số 184, tháng 8.2019

9:11 PM |
MỜI ĐỌC TẠP CHÍ ĐẤT QUẢNG SỐ 184
Tạp chí Đất Quảng số 184 (tháng 8/2019), phát hành ngày 8/8/2019, với các nội dung sau:
* Chuyên mục 50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC VÀ KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY MẤT CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH giới thiệu bài viết của 2 tác giả Nguyễn Thanh Tuấn và Trần Thanh Thoa.
* Chuyên mục HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI HỘI VĂN HỌC-NGHỆ THUẬT TỈNH QUẢNG NAM LẦN THỨ IX: "Một chặng đường sân khấu Quảng Nam" (Phùng Tấn Đông).
* Phần VĂN XUÔI gồm các truyện ngắn: "Mưa bóng mây" (Nguyễn Thị Hồng Phong); "Trăng cổ tháp" (Nguyễn Hải Triều) và "Bóng người về trong sương" (Huỳnh Thạch Thảo). Cùng với đó là ghi chép "Giữ hồn di sản" của Trần Tấn Vịnh và tản văn "Những đám mây kể chuyện" của Trần Nguyên Hạnh.
* Phần THƠ gồm các thi phẩm: Ngôi nhà tuổi thơ (Ngô Hà Phương); Mùa dâu (Phan Nam); Vu lan này em có về cài hoa?... (Lê Huỳnh Túy Tâm); Ngày cũ (Nguyễn Kim Thịnh); Trong ngôi nhà ấy (Đỗ Thượng Thế); Sắt se ngày cũ (Huỳnh Ngọc Sáu); Gói & mở (Mỹ An); Mưa rào (Nguyễn Ngọc Hưng); Dư âm (Bích Nga); Không thật sự mơ hồ (Nguyễn Đức Dũng); Lạc phía sông Hoài (Nguyễn Thanh Hải); Tượng Chăm (Phạm Tấn Dũng); Nỗi đau hình viên gạch (Nguyễn Tấn Sĩ); Tân Hiệp (Huỳnh Minh Tâm); Rằm Hội An (Vũ Thiên Tường); Phục sinh, Trên dấu chân ân nghĩa của sự sống (Trần Quốc Toàn); Viết ở biển, Sứ giả (Lê Thị Điểm); Nửa, Đêm say (Mai Thanh Vinh).

* Chuyên mục ÂM NHẠC giới thiệu 02 ca khúc đoạt giải cuộc vận động sáng tác VHNT về Nam Trà My: "Cho cây sâm nở hoa" (Hoàng Bích) và "Hương rừng" (Dương Trinh).
* Chuyên trang NGHIÊN CỨU-LÝ LUẬN-PHÊ BÌNH gồm 2 bài viết: "Hò Kéo lưới-dung dị và khỏe khoắn" của Văn Thu Bích và "Thi ảnh-chiêu thức thơ Đỗ Thượng Thế" của Nguyễn Tấn Ái.
* Chuyên mục TRÀ DƯ TỬU HẬU với bài viết "Tán chuyện đàn bà" của Lê Đức Thịnh.
* Chuyên mục VĂN HỌC - HỌC VĂN là bài viết "Về “chất văn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt và Ngữ văn" của PGS.TS Bùi Thanh Truyền.
* Bìa 1 số này là bức ảnh "Bến bình yên" của NSNA Trần Công. Phần phụ bản tranh và ảnh nghệ thuật với sự góp mặt của các tác giả: Tấn Vịnh, Huỳnh Trương Phát, Nguyễn Hữu Khiêm, Ngô Quang Tuấn, Nguyễn Trần Hương Thảo, Đoàn Long Ân, Nguyễn Trần Trân Châu. Tham gia minh họa số này là các họa sĩ Đoàn Minh Thuần và Võ Như Diệu.
Mời quý vị đón đọc!


Xem tiếp…

Giới thiệu tuần báo văn nghệ HCM số 560, ngày 22.8.2019

8:18 PM |

Tuần Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
thuộc LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
Số 560, ra ngày thứ năm, 22.8.2019.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:
. Ghi nhớ lời Bác dạy (tt) / Phan Minh.
. Bác Hồ nói về phê bình / Nguyễn Hải Phú (sưu tầm).
. Bác về Thủ đô những ngày cuối tháng 8.1945 / Phan Chúc.
Từ trang tư liệu cũ – Trao đổi – Nghiên cứu – Lý luận phê bình:
. Tiếp thụ phê bình của Lê Thọ Xuân / Lê Thọ Xuân.
. Sông có thể cạn núi có thể mòn… / Vũ Hạnh.
Truyện ngắn:
. Trái tim người mẹ / Trần Văn Thiên.
Tạp bút:
. Những ngày con ốm / Trần Ngọc Mai.
. Hàn Mặc Tử những đóa màu trăng… / Thu Tứ.
Thơ:
. Và hôm nay với bạn; Trong mơ / Nguyễn Hoa.
. Cánh đồng mùa thu / Phan Nam.
. Tiếng chim Pò ơi / Nông Quang Khiêm.
. Điều nghịch lí trong mưa / Huỳnh Gia.
. Một túi nắng đầy, một bầy gió hoang / Ngô Thế Lâm.
. Tự sự mưa / Nguyễn Hồng Vân.
. Những ngày em bệnh / Khuê Việt Trường.
. Hoa trên dòng Potomac / Lê Lâm.
. Ký ức lời ru / Anna Thùy Trang.
. Ngực áo em, anh cài một bông hồng / Lê Anh Phong.
Góc nhỏ Sài Gòn:
. Có một Sài Gòn rất khác / Thanh Nguyễn.
Điểm thơ cộng tác:
. Thơ gần vần xa / Hà Thi.
Văn học - Nghệ thuật nước ngoài:
. Truyện ngắn: Hai người mẹ / Vasili sukhomlinski (Nga), Bích Nguyễn (dịch).
. Việt Nam 20 năm sau cuộc chiến (kỳ 2) / John Pilger, Ngô Mạnh Hùng (biên dịch).
. Chỉ có Chủ nghĩa Xã hội mới giải phóng phụ nữ / Andre Vltchek, Ngô Mạnh Hùng (dịch).
. Tại sao chúng ta nên trân trọng và bảo vệ Iran? / Andre Vltchek, Ngô Mạnh Hùng (dịch).
. Nhìn ra thế giới:
.. Cơ quan Treuhand: Một vụ ăn cướp được giảm xuống thành “lỗi” / Hồ Ngọc Thắng.
.. Chính phủ vô hình (kỳ 2) / John Pilger, Ngô Mạnh Hùng (biên dịch).
Báo chí:
. Sách mới của NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM / Lê Văn, Quỳnh My.
. Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt - Ấn lần X – 2019 / Đông Lan, Hữu Nghị.
. Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật Giai điệu mùa thu 2019 / Tân Nguyễn, Trần Vương.
. Khởi động tuần lễ thời trang trẻ em Việt Nam lần thứ 9 năm 2019 / Cao Nguyễn, Trần Hoàng.
. Lớp Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nghệ thuật biểu diễn loại hình cải lương / Thanh Vân, Giang Mạnh.
. Triển lãm 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2019) / Dương Đông, Ngọc Duyên.
. Họa sĩ nhí triển lãm tranh gây quỹ ủng hộ bệnh nhi khoa ung bướu tại đường sách TP.HCM / Nguyễn Dương, Thanh Thủy.
Kính văn nghệ:
. Vui và buồn / Tú Khấu.
Thầy thuốc văn nghệ:
. Chứng khó đọc / Bác sĩ Đào Ty Tách.

---------------------------------------------------------------
Trân trọng kính mời quý cộng tác viên tiếp tục gửi bài cộng tác, quý độc giả đón đọc và cổ động Tuần Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Quý vị cộng tác viên vui lòng chú ý: Với các tác giả cư trú tại TP.HCM có bài đăng báo, mời các tác giả đến Tòa soạn nhận báo biếu và nhuận bút. Với các tác giả cư trú tại các địa phương khác ngoài TP.HCM, Tòa soạn sẽ gửi báo biếu và nhuận bút đến các bạn theo địa chỉ của các bạn ghi trên bản thảo. Theo yêu cầu của cơ quan tài chánh mà chúng tôi phải tuân thủ, địa chỉ của quý cộng tác viên ghi kèm trên mỗi bản thảo gởi đến cộng tác với VNTP ngoài bút danh, họ tên thật, nhớ ghi rõ số Chứng minh nhân dân của bạn.
Báo được phát hành rộng rãi trên các sạp báo TP.HCM, tại Phòng Hành chính Tòa soạn hoặc độc giả liên hệ đặt mua báo tại bưu điện trên toàn quốc, hoặc phát hành báo chí trung ương. Mã số đặt báo Văn nghệ TP.HCM trên toàn quốc qua đường bưu điện: B47. Giá bìa số ra hàng tuần là 8.800đ.
NGOÀI RA, TÒA SOẠN CÒN ĐÓNG TRỌN BỘ BÁO LƯU HẰNG NĂM (SỐ LƯỢNG ÍT), BÌA CỨNG, ĐẸP, CHỮ NHŨ VÀNG. BỘ BÁO LƯU TRỌN NĂM SẼ LƯU GIỮ ĐỦ SỐ BÁO VÀ ĐẸP MẮT. NHỮNG AI CÓ THÚ SƯU TẬP HOẶC LÀM TÀI LIỆU THÌ ĐÂY LÀ TÀI LIỆU BỔ ÍCH VẬY! TRỌN BỘ BÁO LƯU NĂM 2017 LÀ 750.000Đ.
Tòa soạn: 81, Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3, TP.HCM (tầng 5).
ĐT: (028) 393.215.56 – (028) 393.215.54
Email: tuanbaovannghe@yahoo.com
Trân trọng cảm ơn!

Xem tiếp…

Sức sống văn chương vùng sông nước Nam Bộ - Lê Thiếu Nhơn

7:46 PM |

Sáng 26-8-2019, tại thành phố Bến Tre, đã diễn ra Hội thảo “Thơ và văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm” nhằm nhận diện thành tựu văn học của miền Tây Nam bộ từ năm 1975 đến 2020. Với 25 tham luận gửi đến, có 10 tham luận được trình bày!
Trong 45 năm qua, văn chương đồng bằng được bồi đắp với ba thế hệ cầm bút. Thứ nhất là những nhà văn từ kháng chiến tiếp tục cống hiến như Nguyễn Bá, Anh Động, Lê Chí… Thứ hai là tác giả trưởng thành sau năm 1975 như Vũ Hồng, Lê Thanh My, Thai Sắc, Hữu Nhân… Thế ba là những cây bút sinh ra trong hòa bình như Nguyễn Ngọc Tư, Võ Diệu Thanh, Lê Minh Nhựt, Vũ Thiên Kiều... Đội ngũ ấy không ngừng rơi rụng và không ngừng bổ sung theo quy luật thời gian. Thế nhưng, tinh thần sáng tạo của những người viết giữa những kênh rạch phù sa là điều không thể phủ nhận.  Nói đến văn chương đồng bằng mà chỉ nhắc những nhà văn, nhà thơ đang mỗi ngày hít thở cùng chín dòng sông thì e rằng hơi thiếu sót. Vì từ nơi đây, đã có những tài năng nhập cư vào các đô thị lớn và đóng góp những tác phẩm chinh phục độc giả cả nước như Trang Thế Hy, Trần Kim Trắc, Trần Thanh Phương, Lê Giang, Bích Ngân, Trúc Phương, Võ Đắc Danh, Nguyễn Trọng Tín… Họ dù không còn sinh sống ở miền Tây, nhưng hồn vía miền Tây và cốt cách miền Tây làm nên phẩm chất văn chương của họ.

Nhìn trên bình diện văn chương toàn quốc, tác phẩm của các tác giả miền Tây Nam bộ luôn có vẻ hiền hòa và dào dạt như dòng chảy sông Tiền và sông Hậu. Nói cho sòng phẳng thì có ba lần gợn sóng đáng chú ý, đó là những dư luận xôn xao quanh tác phẩm của ba nhà văn nữ: “Con chó và vụ ly hôn” của Dạ Ngân, “Thị trấn không đèn” của Trầm Hương và “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư. Ba mảnh hiện thực cồn cào chảy vào trang viết, đã buộc độc giả nghĩ thêm về những chuyển động vừa rộn ràng vừa bất an của đồng bằng sông Cửu Long. Trước đây, văn chương miền Tây Nam bộ từng hào hứng mở đầu văn học mạng bằng trang web Sông Cửu Long. Đáng tiếc, dù được sự ủng hộ của bạn đọc cả nước, thì trang web Sông Cửu Long cũng lạnh nhạt dần và mất tích hẳn. Không có diễn đàn để tập hợp, để hội tụ, để tương tác…những người viết ở đồng bằng co cụm lại theo từng địa phương và công việc sáng tác càng cô độc hơn trước thử thách khắc nghiệt của kinh tế thị trường! Về thơ, miền Tây Nam bộ có những tên tuổi như Trịnh Bửu Hoài, Đinh Thị Thu Vân, Kim Ba, Song Hảo, Thai Sắc, Lê Tân, Hồ Thanh Điền… Về văn xuôi, ngoài sự tỏa sáng của Nguyễn Ngọc Tư còn có các tác giả quen thuộc Ngô Khắc Tài, Phan Trung Nghĩa, Phạm Trung Khâu, Mai Bửu Minh, Hồ Tĩnh Tâm, Trần Dũng… Và nhiều gương mặt mới đang tiếp cận bạn đọc cả nước như Văn Triều, Trương Thị Thanh Hiền, Đông Triều, Nguyễn Thanh Hải, Phạm Thị Toán…
Cần Thơ tuy là đô thị lớn nhất, nhưng chưa có vai trò trung tâm cho sinh hoạt văn chương đồng bằng sông Cửu Long. Ngược lại, tỉnh An Giang thu hút được sự chú ý của công chúng hơn, vì ngoài địa chỉ Long Xuyên còn có mảnh đất Châu Đốc trầm tích văn hóa lâu đời. Nếu tính theo hội tịch Hội Nhà văn Việt Nam, thì tỉnh An Giang cũng có nhiều hội viên nhất: 11 người! Hiện nay, tỉnh An Giang đang có những cây bút trẻ đầy triển vọng như Lê Quang Trạng, Vĩnh Thông, Huỳnh Ngọc Phước, Huỳnh Trọng Khang… Miền Tây Nam bộ có nhiều lãnh đạo rất tâm huyết cổ vũ văn học nghệ thuật, như Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp - Lê Minh Hoan hoặc cựu Bí thư tỉnh ủy Bến Tre - Võ Thành Hạo. Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế ấy, một băn khoăn phải đặt ra: văn chương miền Tây Nam bộ đang cần gì để phát triển mạnh mẽ hơn? Ngay cái tên hội thảo “Thơ và văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long 45 năm” đã nói lên thực tế thiếu vắng… phê bình văn học. Bất kỳ một giai đoạn văn chương nào, hoặc bất kỳ vùng đất văn chương nào, cũng đều phải có nhà phê bình đồng hành mới có thể phô diễn đầy đủ thành tựu và bản sắc. Các nhà phê bình ở Hà Nội hoặc TPHCM không thể khám phá văn chương đồng bằng sông Cửu Long một cách thấu đáo bằng một nhà phê bình được lặn ngụp trong văn hóa miệt vườn.
LÊ THIẾU NHƠN
                          
Xem tiếp…

Giới thiệu tạp chí văn nghệ Bình Định số 71, tháng 3.2019

10:00 PM |
Giới thiệu tạp chí văn nghệ Bình Định số 71, tháng 3.2019
Mời các bạn đón đọc tạp chí Văn nghệ Bình Định số 71 tháng 3.2019.
- Thời đàm: HIẾU THẢO * Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân
TUYẾT NHUNG * Tự hào Xuân Tây Sơn
- Làm theo gương Bác:
CÁT KHÁNH * Cô giáo nhiều sáng kiến trong dạy học
- Bút ký:
BÙI TẤN PHƯỚC * Thay màu vàng cho cây nghệ
- Thơ dự thi
PHAN THÀNH MINH, MẪU ĐƠN, HUỲNH MINH TÂM, VÕ NGỌC THỌ, LÊ VINH
- Truyện ngắn
LÊ TRÂM * Đêm dịu dàng
HOÀNG MY * Hôm nay ngày cưới em
HƯƠNG VĂN * Người đàn ông trên núi
NGUYỄN LAN QUY * Xứ người
- Nghiên cứu, phê bình:
NGUYỄN QUỐC KHÁNH * Sự đổi mới quan niệm về nhà thơ của Chế Lan Viên qua Di cảo thơ
THÚY HƯỜNG * Chuyện tình yêu trên sân khấu hát bội
- Thơ và lời bình:
PHẠM PHÚ PHONG * Mùa thu xa, mùa thu ấy xa rồi...
- Chân dung văn nghệ sĩ
VÂN PHI * Biên đạo múa Kim Tiển: Múa như là hơi thở, là một phần cuộc sống của tôi...
PHẠM ĐƯƠNG * Lời khuyên ở Hội An
- Văn nghệ sĩ Bình Định xa quê
Họa sĩ PHẠM TRINH (Trang Mỹ thuật)
- Văn học nước ngoài:
RAY BRADBUYUI (Hoa Kỳ) * TRƯƠNG THỊ MAI HƯƠNG dịch * Thuốc chữa nỗi sầu
- Đọc sách:
HOÀNG THỤY ANH * Hồ Thế Hà - “Tôi là người khác”
- Văn trẻ:
Thơ KHỔNG TRƯỜNG CHIẾN, LỮ HỒNG, LÊ HỨA HUYỀN TRÂN, PHAN NAM, NGUYỄN HOÀI ÂN
- Bình Định mến yêu
TRẦN XUÂN LIẾNG * Ghe bầu - Thương thuyền của thương nhân Bình Định xưa
- Tản văn
NGÔ VĂN CƯ * Vì mẹ là mẹ của con
- Âm nhạc - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh:
VÕ VĂN VINH, TƯỜNG CÁT - PHẠM TRINH - NGUYỄN THỊ QUYÊN, NGUYỄN PHƯỚC HOÀI, NGUYỄN NGỌC TUẤN, VĂN CẢNH, TRÀ THANH...


Blog Phan Nam.


Xem tiếp…