|
Hai câu thơ của nhà thơ - nhà giáo Đỗ Thượng Thế (Quảng Nam) |
Nó đậu đại học, nó học tại đại học sư
phạm, nó đã nỗ lực hết sức để được học đại học. Quê nó ở Tiên Phước – Quảng
Nam, một vùng đất đầy nắng và gió với biết bao những điều tốt đẹp đã nuôi dưỡng
tâm hồn nó. Nó rất tự hào về quê hương, về những con người chân chất thật thà,
về dòng sông Tiên muôn đời chảy ngược đã đi vào thăm thẳm trong trái tim con
người nó. Thế nhưng, khi chập chững bước vào giảng đường đại học thì chính cái
giọng nói “đặc sệt” tiếng Quảng Nam lại là một thách thức đối với nó. Trong khi
mỗi người con Quảng Nam đi xa quê hương cũng phải đổi giọng phổ thông thì nó
lại không làm được điều tưởng chừng như đơn giản đó. Một cái giọng được mọi
người nhận xét là đặc trưng tiếng Quảng Nam.
Lúc đầu thì nó luôn tự hào về giọng của
mình, cái giọng quê hương đã gắn bó với nó từ tuổi ấu thơ, nó luôn hãnh diện
đây là giọng của những người dân quê chất phác. Tuy nhiên đây là điều buồn nhất
khi nó đặc chân vào giảng đường đại học đầy thử thách, cam go. Chính cái giọng
mà bạn bè nhận xét là “bá đạo” của nó, cái giọng ồm ồm mà bạn bè thầy cô luôn
hướng sự chú ý đến nó. Thế là bạn chỉ trích nó, trêu đùa nó, thất vọng về nó,
khuyên bảo nó, hướng dẫn để nó nói tiếng phổ thông.
Nó không ngờ quãng đường từ Quảng Nam ra
Đà Nẵng để học tập lại là quãng đường dài mà nó lại gặp nhiều khó khăn đến như
vậy. Rồi mỗi lần nó đứng lên phát biểu thì như là “thổm họa” rất nhiều
bạn không thể hiểu được. Khi bạn bè thuyết trình luôn luôn tự tin trên sân khấu
thì nó chỉ biết tự trách mình. Tất cả tất cả đến với nó đã làm nó thất vọng vô
cùng. Đã rất nhiều lần nó muốn thay đổi nhưng nó không làm được, nó cảm thấy
bất lực với chính bản thân mình. Có lẽ giọng Quảng Nôm đã ăn sâu vào máu thịt
nó, đã đi sâu vào tiềm thức của nó như lòng tự hào về quê hương và con người nó
được sinh ra.
|
Chùa Cầu Hội An (ảnh: internet) |
Thế rồi tại lớp học nó được cô giáo phó
trưởng khoa “chăm sóc” đặc biệt và đưa vào tầm ngắm với giọng nói kì lọa và ồm
ồm của nó. Thầy giáo TS. Nguyễn Khắc Sính thì đã động viên nó rằng: Em cần phải
cố gắn thay đổi bản thân mình, em cần ít nhất 3 năm nữa mới có thể đổi giọng và
dùng tiếng phổ thông. Nó cảm thấy buồn biết bao khi giọng nói mà nó dùng lại
chính là trở ngại lớn mà nó cần vượt qua. Và thế là nó trở thành trung tâm bàn
tán với cái giọng “bá đạo” của mình. Rồi nó đến với hai môn học là dẫn luận
ngôn ngữ học và ngữ âm Tiếng Việt và thế nó được dùng làm “vật thí nghiệm” để
lớp thảo luận và viết báo cáo cho chủ đề phân tích phương ngữ, thổ ngữ Quảng
Nam.
Mặc dầu rất cố gắng trợ giúp nhưng nó cảm
thấy rất chạnh lòng được với giọng nói đặc biệt của mình. Mỗi ngày lên lớp
giảng viên lại “mổ xẻ” cái độc đáo của giọng Quảng Nam và nó chỉ biết lặng
thinh trong nỗi buồn dai dẳng trong khi mọi ánh mắt đều đổ dồn về nó. Nó cảm
thấy con đường mà nó lựa chọn còn nhiều chông gai lắm. Thay đổi giọng quê hương
để học tập tại môi trường mới là một khó khăn và thách thức rất lớn mà nó phải
vượt qua. Bất chợt nó “chế” một bài thơ để vơi bớt nỗi buồn và cũng là tự động
viên, nhắc nhở mình thay đổi mình thay đổi:
“Anh đây chính thức người Quảng Nôm
Tiếng nói vừa hung vừa ồm ồm
Anh lên phát biểu em cồm rồm
Em nghe không được anh thê thổm
Độp xe, mua gộ… tại Đà Nẽng
Em nghe ngồ ngộ, anh không núa
Ôi giọng quê hương hay như ri
Anh đây không sợ, em sợ gì ?”
PHAN NAM
Đà Nẵng, tháng 5.2015
http://i963.photobucket.com/albums/ae113/ngocdung26769/73490782_zpsxlwppy3n.gif
ReplyDeleteMời em trai cafe an nhiên !
http://laivung1.edu.vn/uploads/news/2014_11/cam-on.jpg
Delete