|
Bìa sách và tác giả Xuân Thao. |
Hôm đi dự buổi nói chuyện của nhà văn Nguyên Ngọc về giải thưởng nobel văn học 2015 tại trụ sở liên hiệp các hội VHNT Đà Nẵng, tôi được tặng tập thơ “Ngập Ngừng” của Xuân Thao xuất bản vào tháng 8.2015. Tập thơ mỏng mỏng với 32 bài thơ được làm chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015.
Qua lời giới thiệu trong tập thơ thì Xuân Thao tên thật là Lê Văn Thí, sinh năm 1944, sinh quán Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng, sinh hoạt văn nghệ báo chí từ năm 1962. Không hiểu sao khi tập thơ lên tôi có cảm giác buồn buồn, những lát cắt của thơ Xuân Thao thật bình yên, thật giản dị khiến cho lòng tôi nôn nao, khó tả. 32 bài thơ là 32 cảm xúc khác nhau qua từng nhịp chậm rãi, khiến cho dòng thời gian như ngừng lại qua từng con chữ. Hình ảnh thơ không mới: vẫn sương, vẫn khói, vẫn đêm, vẫn ngày, vẫn nắng, vẫn mưa, vẫn trăng… nhưng sao mỗi khi đọc tôi như chìm vào thế giới có thể lắng nghe nhịp thời gian vỡ trên từng con chữ, những vần thơ len lỏi như chiếm trọn tâm can con người. Mở đầu bài thơ, nhà thơ Xuân Thao khẳng định tiếng lòng của mình:
Huống
rằng ta chẳng phải tài hoa
Thơ
viết không được mong rao bán
(Ta
sợ quá rồi chuyện “hệ lụy văn chương”)
Thơ
chỉ làm vui qua tuần rượu
(Lên Nguồn)
Quả
đúng như vậy, Xuân Thao sáng tác rất nhiều nhưng ít khi xuất hiện trên báo hay
tạp chí. Tôi lên mạng tìm mãi cũng chỉ thấy Xuân Thao xuất hiện trên trang web
văn chương việt, vuông chiếu Luân Hoán và một số blog của thi hữu. Nhà thơ Phạm
Ngọc Lư, thân hữu của Xuân Thao chia sẻ trong bài viết của mình: “Anh
sống gần như khép kín, thầm lặng, ít giao du. Thơ anh ít người biết, ngay trong
thời kỳ viết “tới” nhất khi ở Quảng Ngãi, bởi anh không chịu gởi đăng báo nầy
báo nọ..”. Cầm tập thơ “Ngập Ngừng” trên tay tôi mới thấy hết giá trị của một
nhà giáo già muốn để lại cho con cháu, bởi vì trong tập thơ đầu tay “Sóng Mòn” (2009)
và tập thơ này Xuân Thao luôn đề: “Kính dâng Tứ thân phụ mẫu/ Thân tặng Hiền
thê và các con”. Xuân Thao chắt chiu con chữ, chạm vào từng hình ảnh quê hương
thật cụ thể mà cũng thật trừu tượng, giọng thơ khoáng đạt ẩn chứa trong đó bao
tâm tư của một đời người:
Thời gian dần tát cạn
đêm
Giờ này biết còn ai còn
nấn ná trong quán trọ
Vọng về cố hương
Buồn...
Còn ai nơi quan tái
Nhớ nhà
Muốn cưỡi trăng sao mà
về
Bước chân ai sấn sướt
trên cát?
Trường sa hành
(Đêm
trừ tịch)
Hình
ảnh “đêm” hiện hình trong thơ Xuân Thao bằng một giọng buồn man mác nhưng cũng
lắm ưu tư về nhân thế, về cuộc đời, có lẽ nào tác giả muốn thoát khỏi đời sống
thực tại bằng cách “cưỡi trăng sao” để quay về nguồn cội. Nhớ quê hương, về quê
hương, đó là tâm lý rất đỗi bình thường của mỗi người, và trong những cơn lũ
nhà thơ đã thốt lên những tâm tư thống thiết:
Sáng nay, có một cành
mai vừa gãy bên trời
Cành mai được sóng nước
cuốn trôi đi
Trôi lênh đênh
Trôi bàng hoàng
Và âm thầm nở hoa...
(Nước
chảy hoa trôi)
Hay:
Tiếng ai hát dưới ngàn
dâu
Mà nay lay động mối sầu
tư – tương
Buồn mong manh, nhớ mênh
mông
Màu xanh của lá bềnh
bồng trong tôi
(Ngàn
dâu xanh ngắt)
Những
tình cảm của thi sĩ gửi gắm quê hương thật tha thiết bằng một giọng thơ tự do
nhưng lại rất đau xót, ngập ngừng. Phải chăng trông về quê nhà qua những mùa lũ
mà Xuân Thao có một giọng thơ đong đầy tình cảm một cách rất mộc mạc, chân
tình, không phù phiếm, hoa mỹ. Những đêm đông cũng mang lại cho thơ Xuân Thao
một cảm giác bình yên đến lạ kỳ, sự đồng cảm cho những khoảnh khắc, những số
phận đau đáu qua từng câu chữ:
Có tiếng rao hàng đêm
khuya
Của kiếp người cơ cực
Đang lướt thướt đi dưới
mưa
Với ngọn đèn hột vịt hắt
bóng tù mù
Tiếng rao như chất chứa
nỗi buồn
của hàng mấy trăm năm về
trước
(Những
ngày mùa đông)
Về
với âm thanh thiên nhiên, thơ Xuân Thao lại mang một hơi hướm khác, cảm giác
thanh bình cho ta cảm nhận từng hơi thở gõ nhịp thời gian. Sự đặc sắc trong thơ
chính là những nốt lặng để ta cảm nhận mọi ngóc ngách thời gian thấm vào thanh
âm của không gian:
Đêm yên lặng vô cùng
Nghe rõ tiếng chuột tha
cắn giấy trong ống tre
Sột soạt, sột soạt
Kiên nhẫn... miệt mài...
Tiếng con sâu tường kêu
văng vẳng đâu đây
Tỉ tê... dai dẳng...
(Lặng
lẽ đêm đông)
Những
địa danh nơi chôn nhau cắt rốn hiện lên trong tâm tưởng của người thi sĩ già
cũng rất đầy đủ in dấu từng bước chân:
Núi Cùng nằm gọn lỏn
trong lòng những làng xã kế cận
Xuân Đán, Phục Đán, An
Khê, Xuân Hòa...
Hà Khê, Thanh Khê, Thạch
Thang, Thạc Gián...
Những tên làng cũ bây
giờ chỉ còn trong trí nhớ
(Nhớ
Quê)
Hay:
Tìm ở phố không xong,
anh quay về quê kiểng
Nhà em đâu, để anh về cùng
ăn mít chín?
Ở chợ Phú Bông hay Hà
Mật, Thi Lai?
Anh chạy một vòng qua Kỳ
Lam, Gò Nổi
(Anh
vẫn chờ em ở cuối cuộc đời)
Với
tình yêu, Xuân Thao có một giọng thơ không trộn lẫn, vừa nặng tình vừa vương
mang cảm giác thi vị đường trần: Người đi
như sông trôi:/ Những bãi bờ hiu quạnh/ Những phá phách cuồng lưu/ Còn mình ta
ngồi lại/ Mình ta... với bóng mình... Tiếng lòng của tác giả phảng phất
những nỗi buồn được chắt chiu và khám phá qua từng giây, từng phút... Ngôn ngữ
không cường điệu với những hình ảnh so sánh, liệt kê một cách đầy đủ, chân thực,
không trừu tượng, dễ hình dung, dễ hiểu, đó là phong cách thơ mộc mạc chân tình
của Xuân Thao.
Thi
nhãn qua từng vần thơ trải dài trong không gian, đứt đoạn qua từng nhịp thời
gian: Những ân tình đứt đoạn/ Những tình
nghĩa cũ càng/ Nằm nhìn qua khung cửa/ Vẫn màu mây bạc màu. Qua 32 bài thơ,
Xuân Thao đã phác họa cho người đọc bao xúc cảm tốt đẹp, lắng đọng qua một
giọng thơ đặc biệt, đầy hiện hữu, không xa hoa màu mè, không phá cách nhưng đầy
nghĩa tình, chất chứa cái tình vô hạn với cuộc sống, với chữ nhân. Đọc toàn bộ
tập thơ, có cảm giác như thi sĩ muốn kể chuyện qua một giọng trầm tư để ngắm
nhìn khoảnh khắc của thiên nhiên, tiếng nấc của lòng mình. Những cách kể chuyện
của Xuân Thao làm người khác phải lắng lặng nghe, cảm nhận và thấu hiểu tiếng
nói trong từng nút thắt thời gian.
PHAN
NAM
Đà
Nẵng, đầu năm 2016
https://lh3.googleusercontent.com/-uIYd-xEd4Eo/VI4d8erjnFI/AAAAAAAANkM/ovBRnao04HU/w506-h486/2014%2B-%2B1%2B%288%29%2B%2B.gif
ReplyDeleteCafe an nhiên nhé!